* Cỡ mẫu nghiên cứu: được xác định theo công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu mô tả có so sánh 2 tỷ lệ:
[z 1 - /2 + z 1 - ] 2 (p1 q1 + p2 q2)
n = --- [p1 – p2] 2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm
z 1 - /2: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì z 1 - /2 = 1,96 Với lực mẫu được chọn 90% thì z 1 - = 1,28.
p1: Tỷ lệ phôi sống của phôi ngày 3 sau rã đông. Căn cứ vào nghiên cứu của Rama Raju, Mukaida và Nina Desai (Bảng 1.3 trang 29) chúng tôi chọn p1 = 95% (0,95).
p2: Tỷ lệ phôi sống của phôi ngày 5 sau rã đông. Dựa vào số liệu của Hyon-Jin Cho, Kuwayama và Takahashi (Bảng 1.3 trang 29) chúng tôi chọn p2 = 85% (0,85).
Thay số vào công thức trên ta có n = 184.
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm là 184 phôi.
* Ngoài ra: xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu về hình thái siêu cấu trúc của phôi trước đông lạnh và sau rã đông và do một số bệnh nhân có phôi dư mà không có nguyện vọng lưu trữ phôi, hoặc bệnh nhân đã lưu trữ phôi rồi không sử dụng đến phôi lưu trữ do đã có đủ con ở lần chuyển phôi tươi đã tình nguyện xin hủy bỏ
38
phôi. Chúng tôi đã sử dụng số phôi này để làm tiêu bản cho kính hiển vi điện tử, trong đó:
- Làm tiêu bản cho kính hiển vi điện tử truyền qua gồm: + Phôi ngày thứ 3: 5 phôi tươi, 5 phôi sau rã đông + Phôi ngày thứ 5: 5 phôi tươi, 5 phôi sau rã đông - Làm tiêu bản cho kính hiển vi điện tử quét
+ Phôi ngày thứ 3: 5 phôi tươi, 5 phôi sau rã đông + Phôi ngày 5: 5 phôi tươi, 5 phôi sau rã đông
39
Sơ đồ 2.1: Cách lựa chọn phôi lưu trữ
Phôi độ III, IV
Nuôi cấy đến ngày 3 Tạo phôi trong ống nghiệm (IVF, ICSI)
Phôi độ I, II (Hủy phôi)
Chọn 2 – 3 phôi Những trường hợp
có chỉ định lưu trữ phôi
Chuyển phôi tươi Lưu trữ phôi
Ngày 3
Nuôi cấy phôi đến ngày 5
(Có ≥ 3 phôi độ III, IV)
Phôi điểm C (Hủy phôi) Phôi điểm A, B Lưu trữ phôi Ngày 5 Tinh trùng Noãn Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5
Mô tả hình thái phôi và so sánh
40