Ảnh hưởng của độ dầy niêm mạc tử cung đến kết quả có thai của bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi hình thái cấu trúc phôi người ngày 3, ngày 5 trước đông lạnh và sau rã đông bằng kỹ thuật thủy tinh hóa (Trang 126 - 128)

- Vật phẩm được cố định trong dung dịch glutaraldehyt 4% trong dung dịch đệm cacodylat thời gian 5 giờ ở

A. Phôi tươi B Phôi sống nguyên vẹn sau rã đông

4.5.3. Ảnh hưởng của độ dầy niêm mạc tử cung đến kết quả có thai của bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh

bệnh nhân trên 35 tuổi có kết quả có thai tương ứng là 26,7% và 38,5%. Sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [111]. Nghiên cứu của Mukaida (2003) trên 99 bệnh nhân có tuổi từ 24 - 34 tuổi và 108 bệnh nhân có tuổi từ 35 - 46 tuổi cho kết quả có thai tương ứng là 40% và 33% và sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê [71]. Phải chăng do tất cả bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh có sự chuẩn bị niêm mạc tử cung chủ động và đầy đủ nên tuổi của bệnh nhân không thấy ảnh hưởng đến kết quả có thai của bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh.

4.5.3. Ảnh hưởng của độ dầy niêm mạc tử cung đến kết quả có thai của bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh nhân chuyển phôi đông lạnh

Đối với bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh, việc chuẩn bị niêm mạc tử cung được coi là khâu đóng vai trò rất quan trọng. Đây là một kỹ thuật sử dụng nội tiết ngoại sinh hoặc theo dõi nội tiết nội sinh của cơ thể để tạo được niêm mạc tử cung tốt cho phôi làm tổ. Phôi làm tổ vào giữa giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt, khoảng ngày 18 - 24 của chu kỳ hay còn gọi là “cửa sổ làm tổ” của phôi. Xác định “cửa sổ làm tổ” hay ‘cửa sổ chuyển phôi’ là mấu chốt của kỹ thuật chuẩn bị niêm mạc tử cung để tạo hiệu quả trong chuyển phôi đông lạnh. Có nhiều phương pháp để chuẩn bị NMTC trong một chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh, trong đó có 3 phương pháp chính: (1) theo dõi chu kỳ tự nhiên, thường được sử dụng cho bệnh nhân trẻ tuổi, có phóng noãn đều đặn, có điều kiện theo dõi nội tiết và siêu âm nang noãn và độ dày niêm mạc tử cung mỗi ngày; (2) sử dụng nội tiết ngoại sinh để chuẩn bị NMTC, (3) sử dụng kích thích buồng trứng, gây phóng noãn để xác định thời điểm chuyển phôi.

Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp dùng nội tiết ngoại sinh để chuẩn bị NMTC. Với sử dụng nội tiết ngoại sinh, có nhiều phác đồ thực hiện trên thế giới:

- Sử dụng estrogen và progesterone với liều thay đổi trong pha nang noãn như chu kỳ kinh nguyệt.

127

- Sử dụng nội tiết với liều cố định trong suốt pha nang noãn có thể kết hợp hay không kết hợp với GnRHa.

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng estrogen và progesterone với liều thay đổi trong pha nang noãn như chu kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị NMTC cho chuyển phôi đông lạnh. Với phác đồ này chúng tôi đã đạt được mục đích chuẩn bị NMTC tốt tạo điều kiện cho phôi đông lạnh làm tổ sau khi được chuyển lại buồng tử cung.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh và cs. (2006) trên 192 chu kỳ rã đông phôi cho thấy có duy nhất một trường hợp NMTC có độ dày 7,5mm có thai, các trường hợp NMTC có độ dày dưới 7,5mm đều không có thai. Với độ dày NMTC trên 8mm tỷ lệ có thai cao, tỷ lệ có thai không khác biệt giữa nhóm có NMTC bằng 8mm với nhóm NMTC trên 8mm [9]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Phương Lan và cs. (2004) [4] cũng cho kết quả tương tự.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, loại bỏ những trường hợp có điểm chất lượng phôi dưới 2 và những trường hợp điểm chuyển phôi dưới 2, còn lại 91 chu kỳ để xét đến ảnh hưởng của NMTC đến tỷ lệ có thai. Kết quả cho thấy có 3 trường hợp điểm niêm mạc tử cung là 0 điểm thì không có trường hợp nào có thai, tỷ lệ có thai ở nhóm NMTC 1 điểm là 23,1%, tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm có điểm NMTC 2 điểm là 59,5%. So sánh tỷ lệ có thai của nhóm có điểm NMTC 1 điểm và 2 điểm thấy tỷ lệ có thai của nhóm có điểm NMTC 2 điểm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có điểm NMTC 1 điểm. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độ dầy NMTC từ 8 mm đến 14 mm là niêm mạc thuận lợi cho phôi làm tổ. Như vậy độ dầy NMTC đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh. Niêm mạc trước khi chuyển phôi phải đạt ít nhất là 7,5 mm, nhưng để tạo điều kiện tốt cho sự làm tổ của phôi thì độ dầy NMTC phải đạt từ 8 mm đến 14 mm. Nếu NMTC chưa thuận lợi để chuyển phôi thì có thể kéo dài thêm thuốc vài ngày trong thời gian cho phép làm tổ của phôi. Khi đã dùng thêm thuốc mà NMTC dưới 7 mm thì nên hoãn chỉ định rã đông chu kỳ đó để chuẩn bị cho chu kỳ sau tốt hơn.

128

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi hình thái cấu trúc phôi người ngày 3, ngày 5 trước đông lạnh và sau rã đông bằng kỹ thuật thủy tinh hóa (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)