- Vật phẩm được cố định trong dung dịch glutaraldehyt 4% trong dung dịch đệm cacodylat thời gian 5 giờ ở
A. Phôi tươi B Phôi sống nguyên vẹn sau rã đông
4.5.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật chuyển phôi đến kết quả có thai của chuyển phôi đông lạnh
với nhóm chuyển phôi đông lạnh ngày thứ 3, sau khi đã loại bỏ những trường hợp có điểm niêm mạc tử cung và điểm kỹ thuật chuyển phôi dưới 2 còn lại 68 chu kỳ để xét ảnh hưởng của chất lượng phôi đến kết quả có thai, kết quả là có 4 trường hợp có điểm chất lượng phôi 0 điểm thì không có trường hợp nào có thai, tỷ lệ có thai của nhóm có điểm chất lượng phôi 2 điểm là 57,9% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có điểm chất lượng phôi 1 điểm (25%). Đối với nhóm chuyển phôi đông lạnh ngày thứ 5 cũng cho kết quả tương tự. Trong 65 chu kỳ để xét ảnh hưởng của chất lượng phôi có 2 chu kỳ có điểm chất lượng phôi 0 điểm thì không có trường hợp nào có thai, tỷ lệ có thai của nhóm có điểm chất lượng phôi 2 điểm là 45,9% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có diểm chất lượng phôi 1 điểm. Qua các nghiên cứu có thể thấy chất lượng phôi sau rã đông đóng một vai trò rất quan trọng đối với tỷ lệ có thai, việc đánh giá đúng chất lượng phôi chuyển sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ có thai đồng thời quyết định được số phôi chuyển để giảm tỷ lệ đa thai cho bệnh nhân.
4.5.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật chuyển phôi đến kết quả có thai của chuyển phôi đông lạnh phôi đông lạnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi sau khi loại bỏ các trường hợp có NMTC không tốt (điểm niêm mạc tử cung dưới 2), điểm chất lượng phôi dưới 2 còn lại 107 trường hợp để xét ảnh hưởng của kỹ thuật chuyển phôi đến kết quả có thai. Kết quả cho thấy có 14 trường hợp có điểm chuyển phôi là 0 điểm thì không có trưởng hợp nào có thai, 17 trường hợp điểm chuyển phôi 1 điểm có 4 trường hợp có thai chiểm tỷ lệ 23,5%, còn 76 trường hợp điểm chuyển phôi bằng 2 thì có 43 trường hợp có thai, chiếm tỷ lệ
130
56,5%. Kết quả của nhóm có điểm kỹ thuật chuyển phôi 2 điểm cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chuyển phôi 1 điểm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Cem Fiçicioglu và cs. (2005) trên 1158 trường hợp chuyển phôi chia thành 3 nhóm: nhóm 1 (827 trường hợp): chuyển phôi dễ tương đương với điểm chuyển phôi trong nghiên cứu của chúng tôi là 2 điểm, nhóm 2 (284 trường hợp): chuyển phôi vừa, tương đương với điểm chuyển phôi 1 điểm, nhóm 3 (47 trường hợp): chuyển phôi khó, tương đương với 0 điểm. Kết quả cho thấy tỷ lệ có thai của nhóm 1 là 41,4%, nhóm 2 là 36,2% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 3 (17%), sự khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 không có ý nghĩa thông kê [37]. Nghiên cứu của Candido Tomas và cs. cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ có thai của nhóm chuyển phôi dễ và chuyển phôi vừa là 30,3%, tỷ lệ có thai chủa nhóm chuyển phôi khó là 21,1% (p = 0,0002) [94]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh và cs. (2006) cho thấy các trường hợp chuyển phôi dễ, nhẹ nhàng, catheter không có máu, kết quả có thai đạt 51,1%. Tỷ lệ có thai giảm đáng kể, chỉ đạt 12% khi chuyển phôi khó, đặc biệt khi có máu trong catheter, có thể do tổn thương niêm mạc tử cung [9].
Như vậy, kỹ thuật chuyển phôi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai và tỷ lệ làm tổ của các chu kỳ chuyển phôi trong điều trị vô sinh. Khi chuyển phôi phải đảm bảo không gây tổn thương NMTC, không được gây kích thích tạo cơn co tử cung, không được để phôi ở môi trường ngoài tủ cấy, không được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào phôi, điều này đòi hỏi người chuyển phôi phải có tay nghề cao, phải chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân thoải mái trước khi chuyển phôi. Khác với chất lượng phôi và độ dày niêm mạc tử cung còn phụ thuộc vào bản thân mỗi bệnh nhân, kỹ thuật chuyển phôi chủ yếu phụ thuộc vào tay nghề của người thầy thuốc. Do đó, việc đào tạo cũng như rèn luyện để nâng cao tay nghề đóng góp vào sự thành công của điều trị. Quan trọng hơn nghiên cứu cho thấy sự thành công phụ thuộc vào sự phối hợp giữa bác sỹ lâm sàng và các nhà phôi học trong phòng thí nghiệm.
131
KẾT LUẬN