KHÁNG TRỰC KHUẨN MỦ XANH
3.1.1. Kết quả gây miễn dịch tạo kháng thể IgY đặc hiệu với trực khuẩn mủ xanh mủ xanh
3.1.1.1 Phát hiện kháng thể IgY đặc hiệu với trực khuẩn mủ xanh trong
máu gà
Kết quả xét nghiệm ELISA phát hiện IgY đặc hiệu trong máu gà trước khi gây miễn dịch lần 1 và sau các lần gây miễn dịch từ lần 2 đến lần 5 phản ứng với hỗn hợp kháng nguyên siêu nghiền của 7 chủng TKMX được thể hiện trong Hình 3.1.
Hình 3.1: Biến động hiệu giá IgY đặc hiệu trực khuẩn mủ xanh trong máu gà trước và sau khi gây miễn dịch ở các lô gà thí nghiệm.
Nhận xét:
- Trước khi gây miễn dịch không có phản ứng của kháng thể IgY kháng TKMX trong máu của cả 3 lô gà.
- Sau lần gây miễn dịch thứ hai đã xuất hiện kháng thể IgY kháng TKMX trong máu cả 3 lô gà, trong đó hiệu giá kháng thể ở lô 3 đạt cao nhất (64.000) và duy trì liên tục sau các lần gây miễn dịch nhắc lại. - Hiệu giá kháng thể ở các lô 1 và 2 tăng chậm hơn và chỉ đạt 64.000 sau
lần gây miễn dịch thứ 5. - Gây miễn dịch ở nồng độ 108
vi khuẩn/mL (lô 3) kích thích sinh kháng thể nhanh và mạnh hơn so với gây miễn dịch ở nồng độ 106
(lô1) và 107 (lô 2) vi khuẩn/mL được khảo sát.
3.1.1.2. Phát hiện kháng thể IgY đặc hiệu với trực khuẩn mủ xanh trong trứng gà
Hoạt tính kháng thể IgY trong trứng do các gà mái đẻ ra sau lần gây miễn dịch thứ 5 được khảo sát bằng cách tách chiết IgY từ lòng đỏ trứng được hoàn nguyên về thể tích lòng đỏ ban đầu, sau đó pha loãng với các mức pha loãng khác nhau và tiến hành phản ứng ELISA với hỗn hợp kháng nguyên siêu nghiền của 7 chủng vi khuẩn được thể hiện trong Hình 3.2. Trứng do gà mái không gây miễn dịch được nuôi trong cùng điều kiện thí nghiệm đẻ ra được sử dụng làm chứng âm.
Hình 3.2: Hoạt tính IgY đặc hiệu trực khuẩn mủ xanh trong lòng đỏ trứng gà được đẻ ra sau lần gây miễn dịch thứ 5 ở các lô gà thí nghiệm. Nhận xét:
- Không có hoạt tính kháng thể IgY kháng TKMX trong trứng do gà không gây miễn dịch đẻ ra (chứng âm).
- Các mẫu trứng thu được ở cả 3 lô gà sau khi gây miễn dịch với kháng nguyên TKMX lần 5 đều cho phản ứng dương tính, trong đó hoạt tính kháng thể mạnh nhất ở lô 3. Điều này chứng tỏ IgY đặc hiệu với TKMX đã được chuyển từ máu gà sang tích luỹ trong lòng đỏ trứng gà, đồng thời gây miễn dịch ở nồng độ 108
vi khuẩn/gà/lần tiêm (lô 3) cho hoạt tính kháng thể trong trứng là mạnh nhất, tương ứng với hiệu giá kháng thể IgY trong máu gà cao nhất.
3.1.1.3. Hoạt tính IgY kháng từng chủng trực khuẩn mủ xanh riêng rẽ
Các trứng gà ở lô 3 là lô có hoạt tính IgY kháng TKMX trong máu và trong trứng gà cao nhất được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Hoạt tính của chế phẩm kháng thể IgY tách chiết từ lòng đỏ trứng gà ở lô số 3 phản ứng với kháng nguyên siêu nghiền của từng chủng TKMX riêng rẽ, phân tích bằng xét nghiệm ELISA được thể hiện trong Hình 3.3.
Hình 3.3: Hoạt tính IgY trong lòng đỏ trứng gà kháng từng chủng trực khuẩn mủ xanh riêng rẽ. Nhận xét:
- Hoạt tính IgY kháng đa giá với 7 chủng TKMX khi thử riêng rẽ với từng chủng đều có phản ứng đặc hiệu. Tuy nhiên mức độ phản ứng
không giống nhau giữa các chủng TKMX đã được sử dụng để làm kháng nguyên gây miễn dịch.
- Mức độ phản ứng mạnh nhất với các chủng 1100P2 và 36P8; Mức độ phản ứng trung bình với các chủng 6 P11, 9HP13, 79P16 và 7P8; và thấp nhất đối với chủng M27P11.
- Chế phẩm IgY tách chiết từ lòng đỏ trứng gà nuôi trong cùng điều kiện nhưng không gây miễn dịch với kháng nguyên TKMX cho kết quả âm tính.
3.1.1.4. Phân tích kháng thể IgY đặc hiệu với trực khuẩn mủ xanh bằng kỹ thuật Western blot
Protein kháng nguyên siêu nghiền của từng chủng vi khuẩn được phân tách bằng điện di SDS-PAGE 12% trong điều kiện biến tính theo phương pháp của Laemmli sau đó được chuyển qua màng nitrocellulose bằng điện di và ủ với chế phẩm kháng thể IgY tách chiết từ lòng đỏ trứng gà ở lô số 3 là lô có hiệu giá kháng thể cao nhất. Hoạt tính kháng thể kháng các thành phần protein của từng chủng TKMX riêng rẽ đã được phân tách bằng phương pháp điện di SDS-PAGE được thể hiện trong Hình 3.4.
Hình 3.4: Kết quả phân tích hoạt tính kháng thể IgY đặc hiệu với các kháng nguyên của từng chủng trực khuẩn mủ xanh bằng kỹ thuật Western blot.
Chủ thích: Từ 1-7: Các chủng TKMX M27P11; 6P11; 79P16;
Nhận xét:
- Kết quả phân tích bằng điện di SDS-PAGE cho thấy các thành phần protein kháng nguyên của 7 chủng TKMX thuộc 5 type huyết thanh đã thử tương đối giống nhau (ảnh trên). Các protein kháng nguyên của vi khuẩn siêu nghiền thu được bao gồm rải rác cả các protein có kích thước lớn > 100 KDa cho đến các protein có kích thước nhỏ < 20 KDa. - Với kỹ thuật phân tích SDS-PAGE hiện tại chưa có khả năng phát hiện
được những khác biệt đáng kể về các thành phần kháng nguyên protein của các chủng TKMX khác nhau.
- Kết quả phân tích bằng kỹ thuật Western blot (ảnh dưới) cho thấy các băng màu xuất hiện rải rác ở tất cả các vị trí tương ứng với từng chủng TKMX. Hình ảnh xuất hiện các băng màu cả ở những protein kháng nguyên có kích thước lớn > 100 KDa cũng như nhỏ < 20 KDa. Chứng tỏ các protein này đều có tính sinh miễn dịch khi được đưa vào cơ thể gà mái.
- Chế phẩm IgY được khảo sát có phản ứng với các thành phần kháng nguyên protein siêu nghiền của cả 7 chủng TKMX được nghiên cứu.