Gây miễn dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (igy) kháng trực khuẩn mủ xanh (Trang 40 - 41)

Sau khi nuôi cho gà thích nghi với điều kiện chuồng nuôi mới trong 2 tuần, tiến hành gây miễn dịch theo qui trình gây miễn dịch đã được các tác giả ở Bộ môn Miễn dịch, Học viện Quân y thử nghiệm: tiêm 0,5 mL kháng nguyên/gà dưới da ngực chia làm nhiều mũi và tiêm nhắc lại 5 lần. Khoảng cách giữa các lần tiêm là 3 tuần với nồng độ kháng nguyên gây miễn dịch là:

- Lô 1 (03 gà): 106 vi khuẩn/ gà/ lần tiêm.

- Lô 2 (03 gà): 107 vi khuẩn/ gà/ lần tiêm.

- Lô 3 (03 gà): 108 vi khuẩn/ gà/ lần tiêm.

- Lô chứng âm (03 gà): không gây miễn dịch.

Mũi gây miễn dịch lần đầu tiên sử dụng tá chất Freund hoàn chỉnh, các mũi tiêm sau sử dụng tá chất Freund không hoàn chỉnh theo qui trình đã được Bộ môn Miễn dịch, Học viện Quân y đã khảo sát ứng dụng và tối ưu hóa [12].

Hình 2.2: Gây miễn dịch cho gà mái với kháng nguyên trực khuẩn mủ xanh

Ngay trước khi gây miễn dịch mũi 1, lấy máu tĩnh mạch cánh gà tách huyết thanh để làm mẫu chứng trước khi gây miễn dịch. Sau mỗi lần gây miễn dịch 7 ngày, lấy máu tĩnh mạch cánh gà, tách huyết thanh để làm xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể đặc hiệu với TKMX trong máu gà.

Song song với thu thập máu gà, toàn bộ các trứng do gà đẻ ra trong suốt quá trình làm thí nghiệm đều được thu thập, đánh giá ghi nhận số lượng trứng do mỗi lô gà đẻ ra và mối tương quan giữa số lượng trứng với qui trình gây miễn dịch cũng như xét nghiệm ELISA tìm kháng thể đặc hiệu TKMX trong lòng đỏ trứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (igy) kháng trực khuẩn mủ xanh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)