Gây nhiễm khuẩn vết bỏng với trực khuẩn mủ xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (igy) kháng trực khuẩn mủ xanh (Trang 48 - 50)

2.3.12. Điều trị vết bỏng nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Vào ngày thứ 2 sau gây nhiễm TKMX (ngày thứ 3 sau gây bỏng), trên lưng mỗi thỏ có 2 vết thương kích thước tương tự nhau đã được gây nhiễm TKMX với liều lượng và phương pháp như nhau đang có biểu hiện vết thương có màu xanh đặc trưng do nhiễm TKMX. Các vết thương được lấy mẫu để xác định số lượng vi khuẩn ở vết thương, sau đó điều trị theo qui ước các vết thương bên phải làm nhóm thí nghiệm và các vết thương bên trái làm nhóm chứng. Hàng ngày các vết thương được thay băng riêng rẽ sau đó nhóm thí nghiệm được đắp gạc tẩm 5 mL dung dịch IgY kháng TKMX nồng độ 1,5 mg/mL pha trong nước muối sinh lý, nhóm chứng được đắp gạc tẩm 5mL nước muối sinh lý. Các vết thương được băng bên ngoài bằng gạc vô trùng tẩm vaselin để giữ độ ẩm cho vết thương.

2.3.13. Xác định số lượng vi khuẩn tại vết thương

Xác định số lượng vi khuẩn trên 1 cm2

diện tích vết bỏng: theo kỹ thuật của Danilova E.G. và Ivanov N.A. (1984) (theo [11].

-Dùng tăm bông vô trùng lấy bệnh phẩm trên 1 cm2

vết bỏng. Sử dụng các miếng nhựa vô trùng có lỗ thủng hình vuông kích thước 1cm2 để định vị trí lấy mẫu. Dùng tăm bông vô trùng lấy bệnh phẩm trên diện tích 1cm2

/vết bỏng bằng cách lăn nhẹ tăm bông 3-4 lần cho đầu tăm bông tiếp xúc với bề mặt vết thương.

-Đầu tăm bông được ngâm rửa trong 5,0 mL nước muối sinh lý vô trùng để chuyển vi khuẩn từ tăm bông sang dung dịch và hòa loãng bệnh phẩm.

-Dùng loope định lượng loại 0,001 mL cấy bệnh phẩm đã hòa loãng lên đĩa thạch nutrient agar, thạch máu, Mac-Conkey.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (igy) kháng trực khuẩn mủ xanh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)