Yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật cắt rộng – tạo hình điều trị ung thư da vùng mặt (Trang 26 - 28)

Người da trắng, người cĩ phản ứng sạm da kém, người cĩ yếu tố bẩm sinh dễ bỏng nắng là nhĩm nguy cơ cao mắc phải CTBG. Người da đen bị CTBG ở các vị trí đã bị viêm nhiễm từ trước, vết bỏng, vết sẹo, hay chấn thương. Bệnh nhân đang điều trị ức chế miễn dịch sau ghép cơ quan, hoặc điều trị vảy nến bằng phương pháp kết hợp của psoralen và tia cực tím phổ A, tiếp xúc với arsenic cũng là những nhĩm cĩ nguy cơ mắc bệnh cao.

Các yếu tố sinh bệnh của CTBG tương tự CTBĐ, bao gồm tiếp xúc tia cực tím, đột biến gen, ức chế miễn dịch, và nhiễm virus [9],[14],[67].

1.4.2. Đặc điểm sinh học và lâm sàng

Sự lan rộng và xâm lấn của bướu là các yếu tố phân định nguy cơ tái phát. CTBG xâm lấn đến lớp bì lưới và lớp dưới da cĩ nhiều nguy cơ tái phát cao nêu khơng được điều trị đúng mức. Độ biệt hĩa mơ học cũng là một yếu tố tiên lượng quan trọng, bướu kém biệt hĩa cĩ tỉ lệ tái phát cao.

CTBG tại chỗ khu trú trong lớp biểu bì và chưa xâm lấn vào lớp chân bì. CTBG tại chỗ khơng cho di căn xa, tuy nhiên, bướu cĩ thể diễn tiến thành CTBG xâm lấn và cho di căn nếu khơng được phát hiệp kịp thời.

Khả năng di căn hạch vùng của bệnh rất thay đổi. Bướu xuất phát từ những vị trí viêm nhiễm mạn tính cĩ tỉ lệ di căn là 10 - 30% các trường hợp, trái lại, tỉ lệ di căn của các sang thương khơng xuất phát từ những vị trí trước đĩ khơng bị viêm nhiễm hay thối hĩa chỉ thay đổi từ 0,05 đến 16%. Các bướu xâm lấn sâu, đến lớp bì lưới hay lớp dưới da, hoặc bướu kém biệt hĩa cĩ nguy cơ di căn hạch cao hơn những trường hợp khác. Mặc dù, CTBG cho di căn xa theo đường máu khoảng 5 - 10 % các trường hợp, nhưng trên lâm sàng, bướu vẫn cĩ nguy cơ di căn hạch nhiều hơn di căn xa.

CTBG ở đường giữa mặt và mơi cĩ khuynh hướng xâm lấn thần kinh. Những bệnh nhân này cĩ tỉ lệ tái phát cao và tỉ lệ sống cịn giảm. Di căn xa và di căn hạch tăng trong các trường hợp bướu xâm lấn quanh thần kinh. CTBG của da vùng đầu mặt cổ cĩ thể cho di căn hạch cổ và cho di căn đến hệ thống thần kinh trung ương; tiếp theo, bướu cĩ thể di căn đến cơ quan tạo huyết và khoang dưới nhện.

Trên lâm sàng, sang thương CTBG gồ nhẹ, màu đỏ, dát hay sẩn tăng sừng thường xuất hiện ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng. Đơi khi, thăm khám lâm sàng khĩ phân biệt một trường hợp CTBG xâm lấn với sang thương dày sừng quang hĩa phì đại, một sang thương dày sừng tiết bã lành tính, hay một sang thương viêm nhiễm lành tính. Sinh thiết nên được thực hiện đối với các sang thương nghi ngờ CTBG. Carcinơm dạng mụn cĩc là một biến thể của CTBG, bao gồm hồng ban tạo nhú ở hốc miệng, condylơm khổng lồ Buschke-Lowenstein ở bộ phận sinh dục, và bướu biểu mơ mụn cĩc ở lịng bàn chân.

Bệnh Bowen là dạng CTBG tại chỗ cĩ những đặc điểm vi thể dễ phân biệt. Trên lâm sàng, bệnh Bowen phát triển chậm, thường cĩ dạng mảng hồng ban giới hạn rõ, bờ khơng đều, trĩc vẩy. Tỉ lệ bệnh diễn tiến thành CTBG xâm lấn là khoảng 3% [67].

1.5. CHẨN ĐỐN

Phẫu thuật viên tạo hình thường đối mặt với việc phân biệt các sang thương lành tính và ác tính, vì thế phải quyết định xem khi nào cần phải sinh thiết, khi nào cần phải theo dõi. Sang thương chảy máu, trĩc vảy, đau, tăng kính thước, đổi màu và cĩ quầng viêm là các dấu hiệu gợi ý để thực hiện sinh thiết [28]. Chúng ta cĩ thể sinh thiết một phần hoặc sinh thiết trọn. Các phương tiện chẩn đốn hình ảnh được sử dụng để rà sốt di căn hạch và di căn xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật cắt rộng – tạo hình điều trị ung thư da vùng mặt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)