ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật cắt rộng – tạo hình điều trị ung thư da vùng mặt (Trang 53 - 58)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

 Sang thương ung thư da ở vùng mặt.

 Giải phẫu bệnh là carcinơm tế bào đáy và carcinơm tế bào gai.  Bệnh nhân đồng ý phẫu thuật và được phẫu thuật cắt rộng - tạo hình.  Bệnh nhân cĩ địa chỉ liên lạc rõ ràng, cĩ thể liên lạc.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

 Ung thư da tái phát.

 Giải phẫu bệnh là lymphơm, sarcơm, hoặc melanơm ác.

 Tổng trạng bệnh nhân khơng cho phép để tiến hành cuộc phẫu thuật.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng khơng nhĩm chứng.

2.2.1. Cỡ mẫu

Do điều kiện về thời gian thực hiện nghiên cứu, mẫu khảo sát sẽ bao gồm tồn bộ bệnh nhân được chẩn đốn và điều trị tại tại Bệnh Viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh, thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh, được chẩn đốn và điều trị từ 01/01/2006 đến 31/12/2007 và được theo dõi cho đến hết ngày 31/09/2009. Kết quả đã chọn được 289 trường hợp ung thư da mặt đưa vào nghiên cứu.

2.2.2. Quy trình thực hiện

2.2.2.1. Chuẩn bị trước mổ

Thu thập các thơng tin hành chánh của bệnh nhân. Tiến hành thăm khám lâm sàng, xác định vị trí, đo đạc kích thước, và dạng đại thể của của sang thương. Khảo sát tiền căn của bệnh nhân, lưu ý đến các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, và một số bệnh lý nội khoa khác. Ghi nhận thĩi quen của bệnh nhân, nhất là việc hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên. Tất cả các bệnh nhân đều được chụp hình trước mổ.

Chỉ định cận lâm sàng để khảo sát tại chỗ, trong trường hợp nghi ngờ bướu xâm lấn các cấu trúc bên dưới lớp da, nếu nghi ngờ xâm lấn xương chúng tơi chỉ định chụp CT scan, trong trường hợp nghi ngờ xâm lấn phần mềm chúng tơi chỉ định MRI.

Để khảo sát hạch vùng, chúng tơi thường sử dụng siêu âm kết hợp với chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.

Các xét nghiệm về huyết học cơ bản, chức năng gan – thận, protid máu, tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực thẳng, điện tim và siêu âm tim dùng để đánh giá tổng trạng bệnh nhân trước khi điều trị. Trong một số trường hợp nghi ngờ cĩ di căn xa, chúng tơi cĩ thể tiến hành khảo sát hình ảnh học để kiểm tra.

2.2.2.2. Tiến hành phẫu thuật

 Các sang thương đều được đo kích thước chiều dài và rộng, vẽ bằng mực giới hạn của bướu và rìa diện cắt. Rìa diện cắt đối với carcinơm tế bào đáy sang thương nhỏ (dưới 2 cm) là 3 - 5 mm; với sang thương lớn hơn rìa diện cắt là 7 mm; sang thương đại thể là thể xơ cứng, hoặc sang thương ở vị trí giải phẫu nguy cơ cao là 10 mm. Đối với carcinơm tế bào gai rìa diện cắt là 5 – 15 mm từ quầng đỏ. Tuy nhiên, tùy vào đơn vị thẩm mỹ mang bướu, rìa diện cắt cĩ thể lớn hơn nhằm tạo thuận lợi cho việc tạo hình khuyết

hổng. Vùng nền bướu cũng được cắt rộng tương xứng. Nếu bướu xâm lấn đến màng xương hay sụn thì cắt cả những phần sụn, xương bị xâm lấn. Tiến hành cắt lạnh khi khĩ phân định ranh giới của bướu với mơ lành.  Phân loại khuyết hổng đơn giản hay phức tạp.

 Tái tạo vùng khuyết hổng. Nguyên lý cơ bản là tái tạo lại đầy đủ các cấu trúc đã bị cắt bỏ. Dựa vào các nguyên tắc tạo hình cơ bản, tùy thuộc vào vị trí giải phẫu và kích thước khuyết hổng chúng tơi sử dụng các loại vạt khác nhau để cĩ sự so sánh.

 Trong quá trình cắt rộng cũng như khi lấy vạt, chúng tơi luơn tơn trọng các đơn vị thẩm mỹ, đường rạch da trùng vào hay song song các nếp nhăn da tự nhiên.

 Lấy mẫu thử mơ học đại diện ở bốn rìa da, một ở nền bướu, một ở bướu.

2.2.2.3. Theo dõi sau phẫu thuật

 Theo dõi bệnh nhân hậu phẫu cho đến khi xuất viện. Đánh giá sự tưới máu của vạt da, quá trình lành thương, và các biến chứng sớm của phẫu thuật.  Đánh giá kết quả dựa vào ý kiến của ít nhất là 3 bác sĩ (phẫu thuật viên,

bác sĩ bệnh phịng, bác sĩ khoa khám bệnh) và bệnh nhân. Kết quả được đánh giá sơ bộ khi xuất viện và qua các lần thăm khám vào thời điểm 1, 6, 12 tháng và các lần tái khám tiếp theo sau phẫu thuật. Tất cả các bệnh nhân đều được chụp hình trước mổ, sau mổ và khi tái khám để đối chiếu và đánh giá. Tối thiểu bệnh nhân phải được thăm khám một lần sau mổ 6 tháng trở lên. Các ý kiến đánh giá được ghi nhận và tổng hợp.

 Liên lạc qua điện thoại hoặc mời tái khám để tìm hiểu thêm thơng tin của bệnh nhân.

2.2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá

Ung bướu học

 Kiểm sốt diện cắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bệnh tiến triển hoặc tái phát tại chỗ, tại vùng, hoặc di căn xa

Chức năng

 Đánh giá ảnh hưởng phẫu thuật lên hoạt động chức năng của cơ quan hoặc cĩ sự xuất hiện những triệu chứng cơ năng bất thường (ví dụ mất cảm giác) của vùng được phẫu thuật và các cơ quan kế cận như mắt, mũi, tai, mơi.

Bảng 2.1. Đánh giá kết quả chức năng sau phẫu thuật.

Mắt Cĩ thể mở rộng hoặc nhắm kín, cĩ tắc lệ đạo hay khơng Mũi Cĩ hay khơng hẹp lỗ mũi

Tai Cĩ hay khơng hẹp ống tai ngồi Mơi Độ rộng khi mở miệng

Độ kín khi ngậm miệng Vận động của mơi

 Đánh giá chức năng thơng qua so sánh với trước phẫu thuật, với bên đối diện và chia làm 4 mức độ (1) tốt hơn, (2) khơng thay đổi, (3) giảm chức năng (4) mất chức năng. ( Tương đương rất tốt, tốt, trung bình, kém )

Thẩm mỹ:

 Đánh giá trên các phương diện hình thái của vùng được tái tạo và vùng cho mơ tái tạo, tình trạng vạt, tình trạng sẹo, sự co kéo gây biến dạng hay di lệch khi so sánh với bên đối diện.

Bảng 2.2. Đánh giá kết quả thẩm mỹ sau phẫu thuật (Dựa theo Drisco PB). Rất tốt

Tốt

Trung bình

Xấu

Khơng mất cân xứng, khơng cĩ dấu hiệu nào chứng tỏ đã được tạo hình.

Mất cân xứng ít hoặc thấy sẹo nhưng khơng làm biến dạng mặt. Mất cân xứng mức độ trung bình hoặc sẹo làm biến dạng mặt ít Biến dạng rõ hoặc sẹo làm ảnh hưởng rõ đến vẻ mặt bệnh nhân.

2.2.2.5. Xử lý số liệu

Số liệu được ghi nhận và xử lý bằng phần mềm Excel 2007 (Statistical analysis add-in).

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật cắt rộng – tạo hình điều trị ung thư da vùng mặt (Trang 53 - 58)