CHẨN ĐỐN BỆNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật cắt rộng – tạo hình điều trị ung thư da vùng mặt (Trang 97 - 98)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM NHĨM NGHIÊN CỨU

4.2.CHẨN ĐỐN BỆNH

Sang thương ở vùng mặt là một vị trí bệnh nhân và người xung quanh tương đối dễ phát hiện. Nghiên cứu của chúng tơi cũng ghi nhận được 78% các trường hợp bệnh nhân đến khám ở giai đoạn tương đối sớm, bướu thường khơng vượt quá 5 cm. Bảng xếp hạng TNM mới của UICC cĩ hiệu lực từ tháng 01/2010 cĩ một ít sự thay đổi, bướu được xếp là T3 khi xâm lấn các cấu trúc như sụn, cơ, xương thay vì T4 như trước đây. Điều này cho thấy một nhìn nhận sáng sủa hơn về ung thư da dựa trên khả năng kiểm sốt tốt tại chỗ.

Vị trí sang thương thường gặp ở các vùng như vùng mũi - rãnh mũi má, vùng má, xung quanh mắt, trán và thái dương, vành tai. Một số trường hợp bướu lan rộng đến các các vùng thẩm mỹ lân cận. Đối với ung thư da, cĩ lẽ, kích thước bướu ít quan trọng hơn độ sâu xâm lấn của bướu và độ phức tạp của việc tạo hình cũng như việc bướu cĩ tái phát hay khơng sau phẫu thuật phụ thuộc vào độ xâm lấn sâu của bướu hơn là độ lớn của bướu. Các vị trí thường bị tái phát nhất là gĩc mắt trong, nhân trung, vùng giữa cằm thấp, rãnh mũi má, vùng trước tai và rãnh sau tai. Đối với các sang thương này chúng tơi thường tăng độ rộng phẫu thuật, và tiến hành cắt lạnh những diện cắt nghi ngờ.

Theo Nouri và cs, carcinơm tế bào đáy chiếm khoảng 75% tổng số các trường hợp ung thư da, và số trường hợp carcinơm tế bào đáy gấp bốn lần số trường hợp

carcinơm tế bào gai [52]. Trong nghiên cứu của chúng tơi, carcinơm tế bào đáy chiếm 81% các trường hợp, cịn lại là carcinơm tế bào gai , tương quan giữa hai loại giải phẫu bệnh này cũng tương tự như các thống kê của các nghiên cứu trước đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật cắt rộng – tạo hình điều trị ung thư da vùng mặt (Trang 97 - 98)