Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý vay, sử dụng và hoàn trả vốn vay

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm saots an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa Tài chính của Việt Nam hiện nay (Trang 89 - 90)

dự trữ ngoại tệ của Việt Nam rất mỏng, chỉ đủ cho hơn hai tháng nhập khẩu. Mức dự trữ

này là tương đối thấp, vì vậy cần nâng cao ít nhất là 6 tháng nhập khẩu bằng với mức trung bình của khu vực. Chính vì thế chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và có chính sách phù hợp để thu hút kiều hối chảy về nước

3.5.3 Giải pháp làm giảm chi phí nợ vay

Thúc đẩy hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu giúp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai là nhân tố phát triển nhằm cải thiện tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế.

Xây dựng tỷ giá hối đoái hợp lý để kích thích xuất khẩu cải thiện các cân thanh toán. Trước hết cần đưa VND về đúng giá trị thực của nó vì như đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Chúng ta đều biết rằng VND đang định giá quá cao so với sức mua thực tế của nó. Theo quy luật cung cầu, đến một lúc nào đó VND trở về giá trị thực của nó thì tỷ giá sẽ tăng lên rất nhanh, lúc đó chúng ta sẽ không chịu trở tay và mất khả

năng thanh toán nợ, số nợđó đã tăng lên quá nhanh.

3.5.3.1 Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý vay, sử dụng và hoàn trả vốn vay nước ngoài nước ngoài

3.5.3.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Tận dụng triệt để các nguồn huy động vốn ưu đãi từ nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn cho những dự án mang tầm cỡ quốc gia. Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm tranh thủ các khoản viện trợ cũng như khoản vay với lãi suất ưu

đãi.

3.5.3.1.2 Đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý từ nguồn vốn vay

- Thực hiện tốt và chính xác trong khâu lập kế hoạch các dự án để sử dụng vốn vay hợp lý và có hiệu quả nhất.

- Khai thác hợp lý các nguồn vốn vay với thời gian và chi phí hợp lý.

- Thẩm định kỹ các điều khoản về vay và trả nợ nhằm tránh những rủi ro không đáng có.

- Kiểm tra tình hình thực hiện dự án nhằm đảm bảo dự án được thi công đúng tiến độ

- Kế hoạch giải ngân phải đảm bảo cân đối giữa các vùng các ngành, đặc biệt là những dự án tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, dự án tạo công ăn việc làm, dự án đầu tư

chế biến hàng xuất khẩu. Mặt khác ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội, quá thiên về

công nghiệp nặng quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm saots an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa Tài chính của Việt Nam hiện nay (Trang 89 - 90)