vững trong cạnh tranh.
3.3 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
3.3.1 Chính sách tỷ giá ở Việt Nam phải từng bước thích ứng với các điều kiện tự
do hóa thương mại trên thị trường tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, tỷ giá trước hết cần phải là công cụ
hàng đầu đểđiều tiết và tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế. Nó không phải là công cụ để điều hành chính sách kinh tế đối ngoại, đặc biệt phục vụ cho nền kinh tế
“mở” của nước ta hiện nay hòa nhập vào khu vực và thế giới.
Với điều kiện sản xuất hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa nước ngoài có thểđè bẹp hàng hóa trong nước, nếu không có một sự bảo nhất định nào đó để các doanh nghiệp trong nước dần dần thích hợp với điều kiện mới, thì các doanh nghiệp này có thể bị phá sản, nền kinh tế gặp khó khăn. Do đó cần phải sử dụng chính sách tỷ giá để bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng làm cho chúng ta quen dần với cách thức điều chỉnh các quan hệ kinh tế, bằng công cụ của chính sách tiền tệ, sử dụng công cụ tiền tệ để điều tiết kinh tế vĩ mô của kinh tế thị trường hiện đại.
3.3.2 Chính sách tỷ giá phải kích thích phát triển xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tế
Tỷ giá giữa đồng nội tệ so với ngoại tệ, tác động lớn tới nền kinh tế trong nước, trực tiếp là tác động lớn đến xuất nhập khẩu. Chẳng hạn khi nội tệ lên giá thì xuất khẩu hàng hóa của nước đó ra nước ngoài sẽ khó khăn hơn, đắt đỏ hơn. Ngược lại, khi nội tệ giảm giá, thì hàng hóa của nước đó dễ bán ra thị trường thế giới, xuất khẩu của nước có đồng tiền giảm giá sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Tuy nhiên nếu chỉ để kích thích xuất khẩu bằng cách phá giá VND, sẽ làm cho giá thành nhập khẩu tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất các sản phẩm khác trong nước. Sự gia tăng giá thành sản phẩm đó còn bao gồm cả giá thành của các sản phẩm xuất khẩu, vì những sản phẩm xuất khẩu này được sản xuất bằng nguyên liệu máy móc nhập khẩu. Mặt khác, trong điều kiện các nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hầu hết không phải là những người trực tiếp xuất khẩu hàng hóa, cho nên việc phá giá VND cũng
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các nhà sản xuất hàng xuất khẩu, điều này bắt buộc các nhà sản xuất hàng xuất khẩu phải thu hẹp sản xuất và do đó gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Trường hợp ngược lại, nếu duy trì tỷ giá nội tệ cao, để ổn định thị trường tiền tệ, ổn
định sản xuất trong nước thì sẽ làm cho xuất khẩu khó khăn hơn. Khi đó, nhà sản xuất hàng xuất khẩu cũng không thể mở rộng sản xuất được.
Vì vậy chính sách tỷ giá hiện nay vừa phải bảo vệ lợi ích của nhà xuất khẩu, đồng thời vừa bảo vệ lợi ích của nhà nhập khẩu, nhà sản xuất trong nước.
3.3.3 Chính sách tỷ giá phải giữ vững thế cân bằng giữa kinh tế đối nội và kinh tếđối ngoại