pháp cổ phần hóa
Theo chúng tôi, những giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam muốn có hiệu quả phải xuất phát từ nhiều phía, làm sao cho tất cả các bên cùng nhận thấy được lợi ích của việc cổ phần hóa và đồng lòng dốc sức thực hiện. Vì thế, những đề
xuất của chúng tôi cho vấn đề này là:
Xác định những doanh nghiệp lớn gặp khó khăn nhất và có những hành động
điều chỉnh để cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp này bằng cách sử dụng toàn bộ các biện pháp chính sách, kể cả cơ cấu lại, chuyển đổi sở hữu hoặc đa dạng hóa hình thức sở
hữu, hoặc thanh lý những doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại.
Cần nhanh chóng tiếp tục giám sát hiệu năng và nợ nần của các doanh nghiệp lớn nhất để cho phép giải quyết nhanh các khó khăn đang nổi lên.
Xét một cách tổng thể, kế hoạch hành động toàn diện là cần thiết cho toàn bộ
chính và các lựa chọn chính sách đã được hoạch định thích hợp, đặc biệt là việc cơ cấu lại, chuyển đổi sở hữu hoàn toàn hay một phần hoặc giải thể.
Đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại các “tam giác nợ” “không thể đòi”. Phải lành mạnh tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hóa, để cho cổ phần hóa không chỉ là cổ phần hóa phần “xương”. Đây là một vấn đề hóc búa liên quan đến nhiều phía như: giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp và ngân hàng, và với NSNN. (1) Đối với các khoản nợ “lòng vòng” giữa các DNNN với nhau, thiết nghĩ chúng ta nên mạnh dạn tiến hành thị trường hóa tất cả các khoản nợ này. Ở Việt Nam, do công cụ
thương phiếu và hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu chưa phát triển nên việc giải quyết vấn đề này gặp nhiều khó khăn. Do đó, phải luật hóa chi tiết và hướng dẫn cho các DNNN sử dụng công cụ thương phiếu để giúp họ thoát khỏi khó khăn về tài chính và lành mạnh lại tài chính khi công ty cổ phần đi vào hoạt động. Việc thành lập công ty mua bán nợ là cần thiết để xử lý triệt để các khoản nợ. Công ty mua bán nợ đứng ra làm trung gian mua lại những khoản nợ phải thu còn dây dưa của các doanh nghiệp rồi tự tìm cách thu xếp thanh toán với các con nợ (là doanh nghiệp có nợ phải trả). (2) Còn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp với ngân hàng, với ngân sách nhà nước, chúng tôi xin đề cập sau ở phần lành mạnh hệ thống ngân hàng.
Bãi bỏ quy định hạn chế mức mua cổ phần lần đầu và mua cổ phần ưu đãi của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp để khuyến khích việc huy động vốn và vai trò tích cực của giám đốc.
Giảm bớt tỉ trọng cổ phần Nhà nước trong các công ty cổ phần hóa để thoát ly khỏi ảnh hưởng của Nhà nước và cơ chế quản lý cũ.
Cổ phần hóa nên nhắm vào tầng lớp dân cư bên ngoài nhiều hơn để phát huy tối đa nguồn vốn xã hội.
Thay đổi phương pháp định giá doanh nghiệp theo kiểu hội đồng và hành chính chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan hiện nay sang hình thức đấu giá khách quan thịnh hành trong nền kinh tế thị trường.
Nên tạm ngưng việc thành lập mới các DNNN trong tình hình tài chính hiện nay, vì thành lập mới các DNNN trong điều kiện hiện nay cũng giống như là việc xây dựng một công trình kiến trúc trên một nền đất yếu.
Chính phủ cần phát triển các chương trình hợp lý hóa các tổng công ty nhằm tăng cường hiệu quả và tính cạnh tranh. Các DNNN lớn cần được hợp thành các tổng công ty, hướng tới mục tiêu là hình thành nên các tập đoàn kinh tế vững mạnh, đủ sức đứng vững trong cạnh tranh.