Các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm saots an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa Tài chính của Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 91)

Để tiếp tục nâng cao khả năng phát triển kinh tế tài chính nước ta hiện nay, giảm vay nợ nước ngoài và đảm bảo hiệu quả sử dụng nợ vay, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài của các dự án chưa được thẩm định về mọi mặt, thực hiện quản lý thống nhất vay nợ nước ngoài bởi một cơ quan quản lý nhà nước nhưng vẫn đảm bảo gánh trách nhiệm người đi vay, người sử dụng vốn vay với nghĩa vụ trả nợ. Tránh tình trạng bảo lãnh và tư tưởng ỷ lại của doanh nghiệp đối với cơ quan chủ quản nhà nước. Vấn

đề này được thực hiện cụ thể như sau:

a/ Đánh giá thẩm định dự án

Dự án trước khi được triển khai cần có báo cáo thẩm định sát thực và mang tính khả

thi cao, đặc biệt là các dự án vay nợ nước ngoài, liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thanh toán nợ vay. Báo cáo thẩm định được lập dựa trên cơ sở nhiều giả định và đầy đủ các luận chứng kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo dự án có hiệu quả và lợi nhuận để hoàn trả vốn vay. Hơn nữa, tổ chức đấu thầu dự án là một khâu đặc biệt quan trọng để tìm ra những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý giỏi để dự án được thực hiện

đúng kế hoạch và thực sự có hiệu quả.

Thành lập Ủy ban nhà nước trực thuộc Chính phủđể quản lý vay và trả nợ tập trung thống nhất. Hiện nay, BTC theo dõi và ký kết trực tiếp các khoản vay nợ với nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về giải ngân và theo dõi nợ cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Để gắn kết trách nhiệm người đi vay và người trả nợ, giảm thiểu chi phí cho quá trình quản lý cho vay và trả nợ thống nhất, nâng cao kiểm soát nợ vay nước ngoài, thì nên thành lập ủy ban kiểm soát trực thuộc Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình vay nợ và sử dụng vốn vay nước ngoài.

Tạo lập sự bình đẳng trong vay vốn nước ngoài cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước cần gắn trách nhiệm trả nợ cụ thể cho từng doanh nghiệp đối với các khoản vay đã phân bổ cho họ, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra và giám sát

việc thực hiện các khoản vay nợ trên nhằm đảm bảo hiệu quả việc sử dụng vốn và kế hoạch trả nợ. Một số quy định cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào vay vốn nước ngoài cũng đều phải có trách nhiệm trả nợ nước ngoài với các điều kiện đã cam kết.

+ Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể vay vốn trực tiếp từ nước ngoài hoặc vay lại từ các nguồn vay nước ngoài của Chính phủ hay Ngân hàng.

+ Các doanh nghiệp không tự động liên hệ hay thỏa thuận với phía nước ngoài đối với các khoản vay của Chính phủđang trong quá trình đám phán.

+ Toàn bộ hoạt động vay vốn và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp đều phải thực hiện qua hệ thống Ngân hàng.

b/ Thành lập Hội đồng tư vấn nợđộc lập

Để hạn chế tiêu cực trong việc giải ngân vốn vay, thẩm định giá, xét duyệt phân bổ

dự án cho các nhà thầu. Chủ trương thành lập Hội đồng tư vấn nợ có chức năng độc lập trong tất cả các khâu từ thẩm định cho đến kiểm tra thực hiện dự án là quyết định phù hợp nhằm gia tăng hiệu lực chức năng bất kiêm nhiệm, giảm thiểu hình thức quản lý chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước về vay nợ nước ngoài. Theo ý kiến chúng tôi, Hội

đồng tư vấn nợ cần phối hợp thực hiện với Ủy ban nhà nước trực thuộc Chính phủđể quản lý vay và trả nợ nước ngoài trước khi trình Chính phủ ký duyệt nhằm đảm bảo khách quan và nâng cao tính hiệu quả của quá trình quản lý nợ nước ngoài hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm saots an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa Tài chính của Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)