Về các bước đi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, chúng ta cần xem xét đến hai mặt.
2.1.2.1 Đối với bên ngoài
Chúng ta đã thực hiện lần lượt các bước đi cụ thể. Đó là: Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO (cho đến nay, chúng ta đã tiến hành
được 10 phiên đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán với 20 đối tác song phương. Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC; năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ…
2.1.2.2 Đối với trong nước
Chúng ta đã làm 3 việc cơ bản: Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập (Ví dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài…); thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế; để thống nhất việc chỉ đạo quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 10/2/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Uỷ ban này có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo và điều hành các bộ, ban, ngành trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.3 Những kết quảđạt được trong tiến trình hội nhập
Nước ta triển khai hội nhập kinh tế quốc tế chưa lâu, kinh nghiệm còn hạn chế nhưng cũng đã mang lại những kết quả bước đầu khá khả quan. Đó là:
2.1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Từ năm 1991 đến năm 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với nhịp tăng bình quân hàng năm 7,5%. So với năm 1990, năm 2000 GDP tăng gấp 2,07 lần. Tuy xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997, nhưng từ năm 2001 đến 2004, GDP của Việt Nam vẫn có nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7,25%. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP quí I đạt 7,23%, 6 tháng đầu năm đạt 7,63% (tuy nhiên, tốc độ tăng này chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước - mặc dù có chịu ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh). Như vậy liên tục trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực.
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP năm 2000 - 2005
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của NHNN Việt Nam)
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụđóng góp 3,34 điểm phần trăm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá hiện hành
Thực hiện (Tỷđồng) Cơ cấu (%). Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Tổng số (giá hiện hành) 839.211 973.791 100,00 100,00 Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 176.401 198.676 21,02 20,40 Khu vực công nghiệp và xây dựng 343.807 404.344 40,97 41,52
Khu vực dịch vụ 319.003 370.771 38,01 38,08
(Nguồn: Tổng Cục thống kê - Ghi chú: Tỷ giá bình quân năm 2006 là 15.950 VNĐ/USD)
2.1.3.2 Chính sách tài khóa
Quy mô chi NSNN bình quân các năm 2000-2005 đạt 25,4%GDP, cao hơn mức bình quân 22,1%GDP của giai đoạn 1996-2000. Năm 2000, quy mô chi NSNN là 23,4%GDP, năm 2001 đạt 24,8%GDP, năm 2002 đạt 25%GDP, đến năm 2003 đạt 26%GDP và 2004
đạt 25,6%GDP. Về kết cấu, chi thường xuyên tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN nhưng có xu hướng giảm dần. Bình quân 5 năm 2001-2005, chi thường xuyên chiếm 64,3% tổng chi NSNN.
Về cơ cấu thu có tiến bộ và mang tính bền vững. Tỷ trọng các nguồn thu nội địa (không kể dầu thô) tăng liên tục từ 49,5% (2002) lên 52,3% (2003) và đạt 55,1% trong năm 2004. Trong khi đó, tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu trong tổng thu NSNN lại có xu hướng giảm do thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo tiến trình hội nhập quốc tế. Thu từ thuế nhập khẩu đã giảm từ 22,1% (2001) xuống 17,7% (2002), 16,8% (2003), 12,3 (2004).
Cân đối tài khóa của chúng ta luôn là số âm bội chi, và đây là nguyên nhân gây nên nợ vay của Chính phủ, làm gia tăng rủi ro. Xuất phát từ sự mất cân đối trong hệ thống thu thuế, tình trạng tham nhũng, lãng phí và thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản là những nguyên nhân trực tiếp và cũng là những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong việc giảm đi gánh nặng tài khóa lên người dân.
Bảng 2.2: Cán cân tài khóa Việt Nam 1997-2005 (bằng % của GDP)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng thu và viện trợ 20,5 21,6 22,2 23,4 23,3 23,4 Chi và cho vay ròng 25,5 26,6 26,8 28,4 26,8 28,1
Cân đối tài khóa -5 -5 -4,6 -5 -3,5 -4,7
Tài trợ 5 5 4,6 5 3,5 4,7
+ Trong nước (ròng) 1,3 2,9 2,4 3,0 0,7 2,0
+ Ngoài nước (ròng) 3,7 2,1 2,2 2,0 2,8 2,7
(Nguồn: Bộ tài chính và IMF)
Tuy việc điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ có nhiều bước tiến triển nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:
Tình trạng cấp hạn mức giữa các địa phương không đồng đều, ngân sách địa phương còn trông chờ nhiều vào NSTW, không phát huy khả năng tự chủ về thu chi tài chính.
Các dự án lớn, công trình xây dựng cơ bản với tiến độ giải ngân chậm gây tình trạng lãng phí, hoặc được rót vốn vô tội vạ nhưng chưa được thẩm định kỹ. Việc sử dụng vốn vay nước ngoài quá lớn dễ xảy ra tình trạng nợ quá hạn, dây dưa kéo dài.
Các thủ tục hành chính trong phân quyền thu chi ngân sách còn rườm rà. Thông tin tài chính không minh bạch và kịp thời.
2.1.3.4 Về xuất nhập khẩu
Khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu sụp đổ, khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997,
đồng thời cũng đã mở rộng được thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và vượt 4,9% so với kế
hoạch năm 2006, trong đó khu vực kinh tế trong nước 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể
dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp 46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%,
đóng góp 13,3%. Năm 2006, có thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2006 tăng mạnh, do
phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng 49,9%; riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng.
Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,9 tỷ USD, tăng 21,4% so với năm 2005, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%,
đóng góp 37,4%.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 24,1%; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4% (nhưng lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%; hoá chất tăng 18,6%;
giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da giảm 14,1%, và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất trong nước để thay thế; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng 1,8% nhờ giá giảm.
Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức tăng trên 20% như: du lịch, tăng 23,9%; vận tải hàng không tăng 35,5%; dịch vụ hàng hải tăng 27,5%; dịch vụ tài chính tăng 22,7%.
Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%. Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm 2005 là 220 triệu USD).
2.1.3.5 Về tình hình thu hút vốn đầu tư
Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá hiện hành ước tính đạt 398,9 nghìn tỷđồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng 50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển. Tính đến hết năm 2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5 triệu USD, tính chung cả cấp mới và tăng vốn cả năm 2006 đạt trên 10 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự
kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2006. Trong tổng vốn đăng ký thuộc các dự án ĐTNN
được cấp phép năm 2006, công nghiệp và xây dựng chiếm 68,4%; dịch vụ chiếm 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 1,6%. Có 43 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài mới cấp phép trong năm 2006, trong đó có 12 tỉnh, thành phố có số vốn đăng ký từ 100
triệu USD trở lên. Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam trong năm 2006.
Hình 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 2001-2005 (%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của NHNN Việt Nam)
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo thêm việc làm cho 8,2 vạn lao động,
đưa tổng số lao động trực tiếp lên khoảng 75 vạn người.
Việc tăng cường vận động xúc tiến đầu tưở nước ngoài, việc ký kết và thực hiện các hiệp định song phương liên quan đến đầu tư đã xuất hiện động thái mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thể hiện qua việc gia tăng số lượng nhà đầu tư vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Xu hướng nói trên đã tạo điều kiện để hình thành các dự án đầu tư mới trong năm 2007.
2.1.3.6 Về dự trữ bắt buộc
Dự trữ của nước ta còn thấp so với tiêu chuẩn chung theo nghiên cứu của IMF (tương
đương 10 tuần nhập khẩu). Cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn còn thâm hụt khoảng 1%
đến hơn 4%, như vậy đòi hỏi tỷ lệ dữ trữ ngoại hối rất cao đểđảm bảo khả năng an toàn về
thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng đồng bộ các biện pháp về kiểm soát vốn ngắn hạn và điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt để điều chỉnh lượng ngoại hối thiếu hụt giảm bớt sức ép lên dự trữ quốc gia.
Bảng 2.3: Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ 1997 -2006
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng dự trữ ngoại hối 3.030 3.601 3.971 4.557 5.101 5.692 6.341
Tương đương tuần NK 8,6 9,4 9,1 9,5 9,6 9,8 10
(Nguồn: NHNN và tính toán của IMF)
2.2 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THẢ NỔI CÓ SỰĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC
2.2.1 Những thành tựu đạt được
Việc đổi mới chế độ một tỷ giá, mà trong đó tỷ giá luôn luôn được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, là bước tiến đáng kể trong quá trình đổi mới nền kinh tế của nước ta, những thành tựu đạt được là:
- Cơ chế quản lý ngoại hối đã chuyển hướng hoàn toàn với quan điểm tiếp cận cơ chế
thị trường, xóa bỏ độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, thực hiện mở cửa kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp được phép mở tài khoản ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ theo nhu cầu.
- Thực thi chếđộ tỷ giá thống nhất có điều chỉnh linh hoạt theo sát giá thị trường, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ và được xã hội chấp nhận. Từng bước phù hơp với nhu cầu phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, lạm phát đã
được kiềm chế và đẩy lùi từ mức 3 con số xuống còn 1 con số.
- Cán cân thanh toán quốc tế ngày càng được cải thiện, chính sách tỷ giá ngày càng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Qua theo dõi diến biến của TGHĐ giữa VND và USD chúng ta thấy nhà nước đã dần nắm được công cụ tỷ giá để điều hành kinh tế vĩ mô, cụ thể là khoảng cách giữa tỷ giá hối đoái do NHNN công bố với tỷ giá hối đoái thị trường tự do không đáng kể.
- Việc giữổn định giá trị đồng tiền, cùng với việc nhà nước cho phát hành một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, là nhân tố quan trọng nhằm thu hút vốn tín dụng và đầu tư nước ngoài.
- Do tỷ giá hối đoái ngày càng sát với giá thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, đã tác động mạnh mẽđến thương mại. Đồng thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần tăng nguồn dự trữ
ngoại tệ cho đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại cần nghiên cứu và tháo gỡ, để từđó tìm ra những biện pháp, những hướng đi cụ thể nhằm khắc phục hơn nữa những khiếm khuyết trong vận hành kinh tế theo cơ chế mới, cơ chế thị trường.
2.2.2 Những tồn tại trong việc xây dựng và điều hành chính sách tỷ giá
Việc xây dựng và điều hành chính sách tiển tệ theo cơ chế thị trường ở Việt Nam chỉ
mới bắt đầu ở điểm sơ khai, do đó không sao tránh khỏi được những sai sót, những tồn tại khuyết điểm, mà ta cần phải hoàn thiện.
2.2.2.1 Việc xác định tỷ giá chưa thích ứng với cung cầu ngoại tệ
Cung cầu ngoại tệ đóng vai trò quyết định tới những biến động của TGHĐ, đặc biệt
đối với nước đang phát triển kinh tế như ở Việt Nam, khi mà đồng Việt Nam chưa có giá trị chuyển đổi và tương đối “yếu” cả trên thị trường trong nước và ngoài nước. Trong đó có nhiều yếu tốảnh hưởng tỷ giá, nhưng do điều kiện lịch sử nhà nước chưa nắm chắc các yếu tốđó, dẫn đến sự xác dịnh tỷ giá vẫn còn chưa thích ứng với cung cầu ngoại tệ. Đặc biệt là các yếu tố tiêu cực.
Các yếu tố tiêu cực đã ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệở Việt Nam trong thời gian qua là:
- Chuyển ngân giả bằng các hình thức như: hoán chuyển ngoại tệ và nội tệ giữa các chủ thể trong và ngoài nước.
- Thanh toán bằng ngoại tệ giữa các cá nhân, tổ chức trên thị trường nội địa.
- Buôn lậu qua biên giới (đây là nguồn cầu ngoại tệ rất khó đánh giá do tính chất hoạt