2.5.1 Hoạt động của hệ thống ngân hàng
Sau hơn 20 năm đổi mới, hệ thống các TCTD đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Đến cuối năm 2005, hệ thống các TCTD Việt Nam đã phát triển đa dạng về loại hình và hình thức sở hữu với 5 NHTMNN, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 36 NHTMCP, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính và hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân.
Với sự ra đời của Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (tháng 5/1990) đã đưa đến việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Theo đó, các NHTM thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng; NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng NHTW. Cho đến nay, hệ thống pháp luật về ngân hàng được hoàn thiện về căn bản với việc ban hành Luật NHNN và Luật các TCTD vào tháng 12/1997. Quá trình tự do hoá tài chính được thực hiện theo những bước đi cụ thể và đã đạt được kết quảđáng khích lệ, bao gồm:
- Hình thành và phát triển hệ thống điều hành tiền tệ dựa trên cơ sở thị trường với hệ
thống các công cụ gián tiếp;
- CSTT đã được đổi mới căn bản và có trật tự theo hướng tăng cường các công cụ và phương pháp điều hành gián tiếp, phù hợp với sự thay đổi về thể chế và hạ tầng tài chính;
- Cơ chếđiều hành lãi suất từng bước được đổi mới và đã được tự do hóa theo cơ chế
thị trường (từ lãi suất áp đặt sang “trần – sàn”, đến khống chế trần và cuối cùng là lãi suất thỏa thuận);
- Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa, xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, bước đầu đã đáp
ứng được yêu cầu của cải cách hành chính. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối đã
được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh
nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, giúp NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trung ương hiện đại;
- Thay đổi cơ chếđiều hành tỷ giá từ tỷ giá cốđịnh sang tỷ giá có điều chỉnh, đến tỷ
giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trường;
- Từ tháng 12/2005, các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa hoàn toàn và các giao dịch vốn đã được nới lỏng đáng kể với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối.
- Hoạt động tín dụng thay đổi từ tín dụng phân phối cho một số ít đối tượng khách hàng sang tín dụng không phân biệt thành phần kinh tế và tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thương mại;
Hình 2.4: Tín dụng đối với nền kinh tế
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN 2005)
- Mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho các thành phần kinh tế và tổ chức tài chính trong và ngoài nước, từng bước chuyển từ hoạt động cung ứng dịch vụđộc quyền của ngành ngân hàng sang thị trường tài chính đa ngành;
- Hệ thống thanh toán và thị trường tài chính đã được hình thành và phát triển, góp phần hỗ trợ cho quá trình tự do hóa và cải cách khu vực tài chính – ngân hàng, lòng tin của công chúng vào VND và hệ thống ngân hàng ngày càng được tăng cường.
Ngành ngân hàng tích cực, chủđộng mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế
song phương và đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ cộng đồng và quốc tế. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các tổ chức như WB, IMF, ADB. Đến cuối
năm 2005, WB và ADB cam kết tài trợ tổng giá trị vốn vay hơn 9 tỷ USD cho 108 chương trình, dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, y tế giáo dục.
Quỹ ngoại hối của Nhà nước được đảm bảo an toàn và không ngừng sinh lời. Đến nay quỹ ngoại hối đã tăng hàng trăm lần so với năm 1991, đáp ứng 10 đến 12 tuần nhập khẩu, góp phần đảm bảo khả năng thanh toán quốc tếđể thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên tiến trình cải cách để hội nhập chưa thực sự mạnh mẽ và sâu rộng với hệ
thống ngân hàng, tài chính khu vực và quốc tế. Xuất phát từ những lý do khách quan như
xuất phát điểm dịch vụ ngân hàng còn thấp về trình độ phát triển thị trường, quy mô vốn yếu, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp kém so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Phần lớn các NHTM Việt Nam đều có vốn tự có thấp, quy mô kinh doanh nhỏ, quản trị còn yếu kém. Mức vốn tự có thấp là nguyên nhân làm sức mạnh tài chính yếu và khả
năng chống đỡ rủi ro kinh doanh thấp. Hiện nay, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro của hầu hết các NHTMQD chỉ đạt mức 2,5%-35, trong khi quy định của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) là 8%. Ngân hàng có mức vốn cao nhất hiện nay khoảng 250 triệu USD và thấp nhất là 5 triệu USD, trong khi đó ngân hàng trung bình trong khu vực có mức vốn xấp xỉ 1 tỷ USD.
Bảng 2.10: Số liệu ba ngân hàng cổ phần hàng đầu tính đến 30/4/2007 (tỷđồng)
Chỉ tiêu ACB SACOMBANK EXIMBANK
Vốn điều lệ 1.100 2.089 1.212
Tổng tài sản 52.109 33.724 19.299
Tổng vốn huy động 47.724 29.395 16.549
Dư nợ cho vay 19.272 18.644 11.902
Nợ xấu/dư nợ cho vay 0.18% 0.59% 0.97%
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 93,8 112,3 59,59
Lợi nhuận trước thuế 515 413,2 215
LNTT/TTS (ROA) 1,05% 1,37% 1,19%
LNTT/Vốn điều lệ (ROE) 46,81% 19,78% 17,73%
(Nguồn: NHNN và các ngân hàng)
Ảnh hưởng của chương trình tín dụng chỉ định đối với sự tăng trưởng và phân bổ thu nhập, thì một điều rõ ràng là chúng đã làm tổn hại đến hệ thống tài chính. Rất nhiều khoản tín dụng cho vay theo chỉ định đã trở thành những khoản nợ khó đòi. Khả năng có thể vay
với lãi suất thấp đã làm cho đầu tư kém hiệu quả. Những khoản tín dụng mà người vay sử
dụng cho các dự án kém hiệu quả sẽ không thể giúp họ hoàn trảđược nợ.
Công nghệ ngân hàng tuy được đổi mới cơ bản, song vẫn còn một khoảng cách khá xa so với hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Điều này thể hiện ở tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và phương tiện thanh toán chủ yếu ở Việt Nam do các doanh nghiệp và dân cư vẫn chưa sẵn sàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Một vấn đề đáng quan tâm khác là sự không tương xứng về cơ cấu kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Mặc dù kênh huy động vốn trung và dài hạn qua thị
trường chứng khoán đã phần nào chiếm ưu thế nhưng nguồn vốn cho đầu tư của doanh nghiệp vẫn dựa vào các NHTM. Và trên thực tế cho thấy rằng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn, và ngân hàng dùng nguồn tiền này để cho vay dài hạn làm tăng nguy cơ mất khả
nănh thanh toán khi có biến động bất thường xảy ra.
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 11/2006. Thời gian chuyển đổi được phép từ 3-5 năm thì khoảng năm 2010, sẽ không có sự phân biệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Ngoài ra, trong thời gian tới, các ngân hàng nước ngoài tăng cường mạng lưới hoạt động tại Việt Nam dưới mọi hình thức. Hiện nay ANZ, HSBC là hai ngân hàng bán lẻ nổi tiếng ở Việt Nam, trong thời gian tới, Citi Bank của Mỹ cũng tuyên bố trở thành ngân hàng bán lẻ của Việt Nam. Ngoài ra còn có UOB, Standard Chartered cũng tham gia vào khu vực này là cho sự cạnh tranh về dịch vụ
ngân hàng bán lẻ ngày càng phức tạp hơn.
Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các TCTD Việt Nam là phải không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của mình và một trong những thành phần quan trọng của quá trình cơ cầu này là khả năng về vốn, hoạt động quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý nợ hiệu quả.