liên ngân hàng chưa thể hiện hết vai trò điều tiết của mình
Do cung cầu ngoại tệ tại các TTGDNT thời gian này chưa phản ánh đầy đủ, chưa chứng tỏ được sự linh hoạt trong việc điều hòa cung cầu ngoại tệ. Tỷ giá giao dịch trên TTNTLNH chưa thể hiện hết vai trò điều tiết của mình, nhất là vao những thời điểm gay cấn về ngoại tệ cũng như VND khi cung cầu mất cân bằng về vốn, vì dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước còn quá mỏng so với yêu cầu của nền kinh tế.
Số lượng giao dịch trên TTNTLNH thực chất bị hạn chế một phần do hai TTGDNT (Hà Nội và TP.HCM) hoạt động tách biệt nhau và đại riêng cho từng khu vực, nên gây khó khăn trong việc thống nhất điều hành tỷ giá theo chỉđạo của Thống đốc NHNN.
Đến năm 1994, hoạt động của thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng khá sôi nổi, nhưng vẫn chưa phản ánh được cung cầu của thị trường. Mặt khác, vai trò của NHNN đối với thị trường này còn yếu, nên gặp khó khăn trong việc điều hành lãi suất, tỷ giá theo thị trường điều tiết lượng tiền cung ứng linh hoạt phù hợp với diễn biến thực tế.
Qua năm 1997, hoạt động của TTNTLNH đóng băng trong một thời gian dài, nhất là do ảnh hưởng khủng hoảng tiền tệ khu vực Đông Nam Á, hoạt động của TTNTLNH chỉ
còn là hình thức, chưa phát triển sôi động, chưa trở thành giao điểm hội tụ và định hướng chuyển dịch dòng vốn nhàn rỗi giữa các NHTM. Do đó thiếu những điều kiện căn bản để đối phó linh hoạt với những biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái. NHNN chỉđơn thuần
động kinh doanh ngoại hối tích cực, đáp ứng cung cầu ngoại tệ, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế.
2.3 NHỮNH THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM
Thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, lãi suất bị áp đặt bởi các quyết định theo kiểu mệnh lệnh hành chính của NHNN, chính sách lãi suất tách rời với hoạt động kinh tế tài chính, bao cấp tín dụng, hình thành lãi suất thực âm. Mặt khác, NHNN ban hành nhiều chính sách lãi suất khác nhau, áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, tạo nên sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể nói, thời kỳ đổi mới trong hoạt động ngân hàng được chính thức bắt đầu từ
tháng 10 năm 1990 khi 2 pháp lệnh ngân hàng ra đời, hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Từ năm 1990 đến nay, chúng ta có thể phân chia cơ chếđiều hành chính sách lãi suất qua các giai đoạn như sau:
Trong gần 2 năm từ tháng 10/1990 đến tháng 6/1992 NHNN điều hành chính sách lãi suất bằng cách ban hành nhiều loại lãi suất khác nhau. Mặt khác, lãi suất cho vay còn phân biệt theo thành phần kinh tế như kinh tế quốc doanh (với mức lãi suất cho vay thấp), hộ
nông dân và kinh tế tư nhân (với mức lãi suất cho vay cao nhất). Ngoài ra, tính bao cấp vẫn còn thể hiện qua việc cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động.
Đặc biệt, thời kỳ này lãi suất thực âm vẫn còn tồn tại.
Từ tháng 6/1992 đến năm 1995: Lãi suất thực dương bắt đầu hình thành vào tháng 10/1992; đồng thời sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng được xóa bỏ, đã đánh dấu một bước ngoặc của hoạt động ngân hàng từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên, NHNN vẫn điều hành chính sách lãi suất bằng những quyết định hành chính nhưấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
Kể từ năm 1996 đến nay là một khoảng thời gian tương đối dài, NHNN đã có những bước đi thận trọng trong việc điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa lãi suất như quyết định xóa bỏ lãi suất sàn, chỉ ấn định lãi suất trần cho vay ngắn hạn cao nhất và cho vay trung dài hạn cao nhất (hai trần) vào tháng 1/1996; khống chế mức chênh lệch giữa lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân là 0,35%/tháng (do quốc hội ban hành). Đến tháng 10/1996, NHNN VN lại ấn định đến 4 trần lãi suất khác nhau: cho vay
ngắn hạn vùng thành thị, cho vay ngắn hạn vùng nông thôn, cho vay trung vá dài hạn và trần lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân và Hợp tác xã tín dụng có mức cao nhất.
Luật NHNN VN và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành kể từ tháng 10/1998, nhưng NHNN vẫn quy định mức lãi suất trần, mãi cho đến tháng 8/2000, NHNN mới áp dụng lãi suất cơ bản cộng với biên độ trên thay thế cho lãi suất trần.
Từ tháng 6/2002 cho đến nay, NHNN quyết định thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với từng khách hàng. NHNN chấm dứt phần nào việc can thiệp vào lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Bảng 2.4: Diễn biến lãi suất từ 2001-2004
Thời điểm Lãi suất của
Feb (%/năm) (%/nSibor ăm) (%/nLiBor ăm) bảLãi sun (%/tháng) ất cơ
12/12/2001 1,75 1,761 1,764 0,600 6/11/2002 1,25 1,284 1,265 0,620 26/6/2003 1,00 1,130 1,119 0,625 1/7/2004 1,25 1,384 1,389 0,625 11/8/2004 1,50 1,787 1,783 0,625 21/9/2004 1,75 1,822 1,821 0,625 12/11/2004 2,00 2,121 2,128 0,625 14/12/2004 2,25 2,410 2,407 0,625
(Nguồn: Kinh tế 2004-2005 - Thời báo Kinh tế Việt Nam)
2.3.1 Những thành tựu đạt được từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua
2.3.1.1 Chính sách lãi suất góp phần đẩy lùi lạm phát
Nếu như trước năm 1989 tỷ lệ lạm phát là 3 con số xuống còn 2 con số (năm 1989- 1992) thì kể từ năm 1993 cho đến nay tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 2 con số.
Bảng 2.5: Chỉ số lạm phát các năm 2001-2005 (ĐVT: %)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Lạm phát 8,00% 4,00% 3,00% 9,50% 8,40%
Chúng ta có thể nhận định rằng thành tựu lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua là đã góp phần đẩy lùi được lạm phát, dù cho tỷ lệ lạm phát trồi sụt bất thường qua từng năm. Năm 1993 tỷ lệ lạm phát chỉ còn 5,2% năm 1994 và 1995 lại tăng đột biến lên 14,4% và 12,7% năm 1996 và 1997 lại xuống thấp hơn năm 1993, rồi lại tăng lên vào năm 1998; cuối cùng từ năm 1999 cho đến nay lại có nguy cơ giảm phát. Việc đẩy lùi lạm phát tạo nên khả năng chuyển chính sách lãi suất thực âm sang chính sách lãi suất thực dương, nâng cao giá trịđồng Việt Nam, hạ thấp được lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.3.1.2 Chính sách lãi suất góp phần ổn định giá trị đồng Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách lãi suất trong thời gian qua đã đẩy lùi
được lạm phát, nên đồng nội tệ trở nên có giá trị, thu nhập của người dân cũng như của các tổ chức kinh tế ít bị lạm phát xói mòn. Giờ đây, tâm lý tích trữ vàng của người dân dường nhưđã giảm xuống do giá trị đồng Việt Nam vẫn được đảm bảo. Mặt khác, dù có lúc tỷ giá giữa VND/USD tăng lên trong thời kỳ khủng hoảng tài chính -tiền tệ Đông Á hoặc trong thời gian gần đây; nhưng sự giao động của tỷ giá vẫn được kiểm soát hợp lỳ, khiến cho giá trịđồng Việt Nam tương đối ổn định.
2.3.1.3 Chính sách lãi suất quyết định chấm dứt việc phát hành tiền cho ngân sách cho ngân sách sử dụng sách cho ngân sách sử dụng
Điều này được rút ra từ kinh nghiệm trong thời kỳ từ năm 1985 đến năm 1992: Do NHNN luôn phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt của ngân sách, gây nên lạm phát trầm trọng. Từ năm 1993, NHNN chấm dứt việc phát hành tiền cho ngân sách nhà nước sử dụng; thay vào đó là các hình thức vay của nhân dân như: phát hành tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, hoặc vay nước ngoài.v.v.. Khối lượng tiền phát hành bổ sung hàng năm chỉ nhằm đáp ứng hai nhu cầu là để tăng trưởng tín dụng và tăng quỹ dự trữ ngoại tệ; tạo ra một hệ thống huyết mạch đủ sức thích ứng với sự phát triển có hiệu quả của toàn bộ cơ chế thị trường.
2.3.1.4 Chính sách lãi suất góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.6: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế
Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1999 104,77 105,23 107,68 102,25 2000 106,79 104,63 110,07 105,32 2001 106,89 102,98 110,39 106,10 2002 107,08 104,17 109,48 106,54 2003 107,34 103,62 110,48 106,45 2004 107,79 104,36 110,22 107,26 2005 108,44 104,02 110,69 108,48 2006 108,17 103,40 110,37 108,29 (Nguồn: NHNN Việt Nam)
Nếu lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân thì các doanh nghiệp sẽ mở
rộng việc sản xuất kinh doanh, hoặc có nhiều doanh nhân thành lập các doanh nghiệp mới; có nghĩa là nền kinh kinh tế sẽ có mức tăng trưởng cao hơn. Mặt khác, nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân không thay đổi thì việc hạ thấp lãi suất cho vay sẽ tác động nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế.
2.3.1.5 Chính sách lãi suất góp phần thu hút được vốn và mở rộng tín dụng
Do lãi suất thực dương đã được phát sinh, nên các Ngân hàng thương mại có thể huy
động được tiền gửi và từ đó mở rộng được các khoản cho vay. Như chúng ta đã biết, một khi lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, đồng thời lãi suất cho vay bình quân lớn hơn lãi suất huy động vốn bình quân sẽ dẫn đến lãi suất thực dương. Một khi có lãi suất thực dương thì nhân dân và các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng. Do đó, ngân hàng thu hút được tiết kiệm để có thể cho các tổ chức kinh tế vay mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo
đà cho sự phát triển kinh tế.
Đến cuối năm 2003, tăng trưởng tín dụng lên đến 28% và đến tháng 7 năm 2004 tiếp tục tăng lên 36%. Tính riêng tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả bốn ngân hàng cổ phần lớn tính đến cuối tháng 4 năm 2007 so với đầu năm rất cao: ACB tăng 12,6%; Sacombank tăng 28,23%/; Eximbank tăng 16,29%; Đông Á tăng 16,6%. Trong khi đó chênh lệch lãi suất
đầu vào –đầu ra của các ngân hàng lại vô cùng hấp dẫn. Lãi suất huy động vốn bình quân của Ngân hàng ACB là 5,64%/năm; Sacombank là 6,06%/năm. Eximbank là 6,76%/năm;
Đông Á là 6,13%/năm. Lãi suất cho vay của ACB là 11,32%/năm; Sacombank là
2.3.1.6 Chính sách lãi suất tiến dần tới tự do hóa lãi suất
Từ năm 1988 với Nghị định 53/HĐBT cho đến nay, việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN đã được đổi mới dần. Từ chính sách lãi suất thực âm sang chính sách lãi suất thực dương vào cuối năm 1992, từ chính sách lãi suất quy định trần sàn cụ thể đến chính sách lãi suất chỉ quy định lãi suất chỉ quy định lãi suất trần, từ chính sách lãi suất có phân biệt giữa các thành phần kinh tế đến chính sách lãi suất phần nào được bình đẳng hóa và cho đến nay NHNN đã tiến đến việc ấn định lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao động. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN đã chuyển biến dần từ cơ chếđơn thuần áp dụng các biện pháp hành chính đến các cơ chế chính sách lãi suất cơ bản, có xu hướng tiến dần tới cơ chế tự do hóa lãi suất.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên vẫn còn những tồn tại, kể cả những tồn tại không còn có thể sửa chữa được vì nó đã qua rồi, lẫn những tồn tại có thể khắc phục
được trong thời gian tới, nhằm nâng cao những thành tựu to lớn hơn nữa trong việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN.
2.3.2 Những tồn tại của chính sách lãi suất trong thời gian qua
Những thành tựu do chính sách lãi suất mang lại trong thời gian qua là đáng kể. Nhưng nó chỉ mới dừng lại ở mức độ tạo ra những bước đi thích hợp mang tính “quá độ”
để tiến tới chủ trương cải cách cơ bản về chính sách lãi suất. Những cải cách sắp tới cần thiết phải thích ứng với nhu cầu khách quan đang đặt ra hiện nay trong nền kinh tế thị
trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong nước lẫn nước ngoài. Do chính sách lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ, nên một số tồn tại cũng chỉ có trong một thời kỳ
nhất định. Sau đây là những tồn tại trong thời gian qua.
2.3.2.1 Duy trì quá lâu việc điều hành chính sách lãi suất dựa trên phương pháp
điều chỉnh truyền thống
Từ hơn 10 năm qua, chính sách lãi suất do NHNN quy định đều dựa trên cơ sở tính toán một cách đơn giản, mang tính đối phó theo từng thời kỳ, chưa tính hết được những yếu tố sẽ tác động đến lãi suất, cũng như chính sách lãi suất sẽ tác động đến việc thực hiện chính sách tiền tệ. Việc quy định lãi suất trong thời gian qua của NHNN chưa hoàn toàn
được dựa trên những căn cứ mang tính khoa học.
Trong thời gian qua, NHNN với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan thay mặt Chính phủ có thể khống chế bằng biện pháp hành chính, quyết định mức lãi suất
tiết kiệm và lãi suất cho vay. Điều này khiến cho NHNN có lúc chủ quan quy định mức lãi suất một cách đối phó chạy theo thị trường. Sự tác hại của biện pháp hành chính này đã khiến cho lãi suất có lúc lên cao, có khi hạ xuống một cách bất thường dường như theo cảm tính, gây mất niềm tin trong đại bộ phận nhân dân và các tổ chức kinh tế.
NHNN là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quốc gia nói chung và chính sách lãi suất nói riêng, nhưng NHNN đã làm gì để công khai những chính sách này trước công chúng? Trong số báo và tạp chí gần đây, các nhà lãnh đạo cao cấp của NHNN chỉ thông báo những thành tựu, những hoạch định chính sách sắp tới nhưng chưa thật sự đề cập những tồn tại, thiếu sót. Với chính sách lãi suất dựa trên biện pháp hành chính và phương pháp điều chỉnh truyền thống là một tồn tại trầm trọng, nó đã kéo dài trong suốt thời kỳ bao cấp và vẫn còn tồn tại tới cuối thế kỷ XX; mặc dù nền kinh tế bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế thị trường đã được 22 năm.
Nhưng tại sao trong một nền kinh tế thị trường, chúng ta đã công nhận qui luật cung cầu chi phối, lại phải qui định mức lãi suất theo tín hiệu thị trường? NHNN theo như cách nói: một tổ chức pháp nhân có quyền khống chế lãi suất thông qua nhiều công cụ sẵn có trong tay mình như: dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, tỷ giá hối đoái,vv… Xét ra, NHNN có cần thiết phải áp dụng biện pháp hành chính mang tính bao cấp để điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường trong một thời gian dài khá lâu hay không?
2.3.2.2 Chính sách lãi suất hạn chế khả năng cạnh tranh của các NHTM
Trong thời kỳ NHNN qui định một mức lãi suất xơ cứng như lãi suất trần và lãi suất sàn đã thủ tiêu mọi khả năng cạnh tranh sinh động của các NHTM. Các đơn vị kinh tế quốc doanh, với vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế thị trường, đã được vay theo lãi suất qui định của các NHTM quốc doanh. Còn các NHTM cổ phần làm sao có thể cho vay theo lãi suất qui định khi mà lãi suất huy động vốn đã vượt cao hơn mức qui định. Bài toán lãi