Cho đến nay, hiện có khoảng 45 quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn
đầu tư khoản 6.277 triệu USD. Sự tăng trưởng về số lượng và quy mô của các quỹđi liền với sự phát triển nhanh chóng của TTCK. Tuy nhiên hầu hết các quỹ chỉ tập trung tìm kiếm dự án có quy mô lớn và đạt tỷ suất lợi nhuận cao, trong khi đó vốn thực tế trung bình của một dự án tại Việt Nam chỉ vào khoảng 10 triệu USD.
Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay các quỹ không chỉ tập trung vào các dự
án lớn mang tầm cỡ quốc gia, mà họ còn đẩy mạnh khai thác khu vực kinh tế tư nhân hoạt
động có hiệu quả có tình hình tài chính minh bạch, triển vọng niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Với chiến lược tập trung đầu tư chủ yếu vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và lắp ráp, cũng như phân phối và xây dựng thương hiệu và bất động sản. Cụ
thể là các quỹđã góp phần phát triển các giá trị cốt lõi trong các lĩnh vực hữu ích cho việc gia tăng giá trị cho các loại hình doanh nghiệp: sản xuất tiết kiệm, thu thập dữ liệu, xác
định chi phí hoạt động, lập kế hoạch sản xuất, quản lý sản xuất, lập kế hoạch về nguyên vật liệu, cũng như các lĩnh vực khác có tầm trọng đặc biệt với các công ty sản xuất.
Ví dụ như Mekong Capital là quỹ đầu tư tập trung vào việc đầu tư cổ phần tư nhân trong các doanh nghiệp tư nhân được quản lý tốt ở Việt Nam. Giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ xấp xỉ 27 triệu USD tại thời điểm ngày 30/6/2006. Các khoản đầu tư hiện tại của Quỹ bao gồm: Tân đại hưng (nhựa), Kiến trúc và xây dựng (AA), Tin học Lạc Việt, Ngô
han (dây điện từ), Nam hoa (đồ chơi bằng gỗ), Minh phúc (in bao bì), Chế biến gỗ Đức Thành, May Minh Hoàng.
Và kết quảđạt được mức tăng trưởng doanh thu trung bình năm của các công ty nhận
đầu tư của quỹ là 34,3% trong giai đoạn từ khi Quỹ đầu tư đến 31 tháng 12 năm 2006.
Đồng thời, mức tăng trưởng lợi nhuận ròng trung bình năm xấp xỉ 49,6% trong cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đã tăng nhanh hơn so với tỷ lệ doanh thu tại các công ty là nhờ vào các dự
án hỗ trợ thành công mà các quỹ mang lại.
Sự phát triển cả về số lượng lẫn quy mô vốn đầu tư của các quỹ như hiện nay, kênh huy động vốn của doanh nghiệp càng được mở rộng về số lượng lẫn giá trị. Điều này sẽ là một đảm bảo chắc chắn về nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp nhằm tập trung vào sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững và tăng cường tiềm lực cho nền kinh tế.