Trong năm 1999, NHNN đã phải điều chỉnh lãi suất trần đến 5 lần và đã có định hướng điều hành lãi suất cơ bản vào tháng 1/1999. Nhưng mãi cho đến 2/8/2000 NHNN mới có quyết định ban hành thay đổi cơ chế điều hành chính sách lãi suất: từ cơ chế điều hành lãi suất trần chuyển sang cơ chếđiều hành lãi suất bằng việc công bố lãi suất cơ bản theo Luật NHNN qui định. Điều này cho thấy NHNN đã chậm trễ trong việc ban hành cơ
chếđiều hành chính sách lãi suất theo lãi suất cơ bản.
Tuy nhiên chúng ta dễ dàng nhận thấy lãi suất cơ bản tương tự như lãi suất trần có cộng thêm biên độ trên. Điều này gây cản trở cho việc điều hành chính sách lãi suất theo xu hướng tự do hóa lãi suất, vì biên độ được qui định đó chẳng những tỏ ra mất ý nghĩa mà còn tạo thêm sự bất bình đẳng trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư.
Lãi suất cơ bản hiện nay có thể hiểu như lãi suất trần cho vay và như vậy chúng ta có thể nói việc điều hành chính sách lãi suất hiện nay vẫn chưa được điều hành theo lãi suất trần, tương tự việc điều hành tỷ giá hối đoái với tỷ giá cốđịnh kèm theo biên độ giao động cho phép. Tất nhiên các tổ chức tín dụng có được tự do hơn khi quyết định lãi suất cho vay, nhưng chính sự tự do này làm cho lãi suất cơ bản mất hết ý nghĩa như sự cải cách lớn mà NHNN đã đề ra, bởi vì nó mang tính chấp vá, hình thức.
Như vậy, biên độ trên của lãi suất cơ bản tỏ ra không cần thiết vì nó cũng chưa chắc chứng tỏ được rằng: Việc điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản hướng
đến tự do hóa lãi suất nhiều hơn so với việc điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế lãi suất trần cò biên độ dao động tương tự như việc điều hành tỷ giá hối đoái hiện nay. Trái lại nó còn hạn chế nhiều đến việc điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa lãi suất vì thực chất nó còn mang cả tính biện pháp hành chính.