Khắc phục bội chi Ngân sách Nhàn ước

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm saots an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa Tài chính của Việt Nam hiện nay (Trang 73 - 74)

Bội chi NSNN là hiện tượng phổ biến xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế đang phát triển. Nguồn thu chủ yếu của NSNN là từ hệ thống thu thuế và thặng dư của các thành phần kinh tế Nhà nước trong khi đó áp lực chi luôn đè nặng lên NSNN. Tiến trình tự do hóa đòi hỏi phải cắt giảm thuế suất và từng bước cổ phần hóa DNNN, vì vậy nguồn thu cho NSNN giảm đi khi quốc gia có hệ thống thuế yếu kém và tận dụng không tốt các khoản vay ưu đãi từ nước ngoài. Điền này buộc các Chính phủ phải in thêm tiền để bù đắp thâm hụt, dẫn đến lạm phát cao, đè nặng cơ chế tỷ giá hiện có.

Nhằm đạt đến sự cân đối ngân sách (là một trong 3 cân đối vĩ mô chính), chính phủ

cần tiến hành một số biện pháp sau:

Các sắc thuế phải được phân nhiệm rõ ràng theo hướng chuyên hóa về chức năng và thống nhất mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng đa chức năng, đa mục tiêu trong cùng một sắc thuế. Lượng hóa cơ cấu hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián thu trong thu NSNN cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó không ngừng hoàn thiện cơ chế

hành thu, từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý thuế để tương đồng với khu vực về

trình độ quản lý.

Đẩy mạnh xã hội hóa các quan hệ tài chính trong chi NSNN. Đây là giải pháp tài chính cải thiện tính minh bạch, rõ ràng về chính sách; nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực tài chính; thu hút mạnh mẽ các nguồn lực tài chính của khu vực kinh tế tư nhân vào cung

ứng sản phẩm công cộng với chất lượng cao cho xã hội; hạn chế sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào đời sống kinh tế vi mô và xác lập đúng vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. Giảm bớt gánh nặng chi Ngân sách Nhà nước bằng cách mở rộng phạm vi xã hội hóa một

số khoản chi ngân sách đối với một số lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, truyền hình, giảm tối đa các khoản chi có tính bao cấp.

Chuyển đổi phương thức quản lý Ngân sách theo đầu vào sang lập Ngân sách theo kết quảđầu ra; đẩy mạnh khoán chi; cắt giảm chi hành chính trên cơ sở đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính và tái cấu trúc lại khu vực quản lý Nhà nước.

Hoàn thiện thị trường trái phiếu Nhà nước mà trong đó chính phủ sẵn sàng trả với mức lãi suất thị trường nhằm thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và dân chúng. Nếu

điều này thực hiện được, chính phủ có thể vay được tiền từ dân chúng thay vì phải vay từ

ngân hàng. Hơn thế nữa, thị trường trái phiếu còn cho phép chính phủ tham gia vào các hoạt động thị trường mở, mà từ đó chính phủ có thể kiểm soát được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng cách mua vào hay bán ra trái phiếu và các chứng khoán ngắn hạn khác.

Về phân cấp quản lý NSNN: từng bước thực hiện nâng dần quyền quyết định của địa phương về quản lý NSNN. Mở rộng phân cấp các khoản thu gắn với kinh tếđịa phương và cho phép địa phương được quyền chủ động trong việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ

chi của các cấp NS trực thuộc. Theo đó, Trung ương giao chỉ tiêu tổng thể, địa phương chủ động bố trí các khoản mục NS cho phù hợp với luật pháp quy định và tính đặc thù của địa phương.

Việc điều hành và quản lý NSNN của chính sách tài khóa là một trong những yếu tố

then chốt cho việc ổn định hóa và cải cách theo định hướng thị trường mà nhiều quốc gia

đang phát triển thực hiện trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm saots an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa Tài chính của Việt Nam hiện nay (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)