Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 107 - 108)

II. Chuẩn bị hoạt động Atlat địa lí Việt Nam.

3.Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

gồm những tỉnh thành nào?. Diện tích, dân số bao nhiêu?. - Đại bộ phận lãnh thổ ĐBSCL được cấu tạo bởi những phần đất nào?. Các phần đất này khác nhau điểm nào?.

- HS: ...

- GV: Mô hình hóa, chỉ trên bản đồ các phần đất. * Hoạt động 2 - GV: Thế mạnh của ĐBSCL có gì nổi bật?. Với những thế mạnh đó, vùng phát triển được những ngành gì?.

- GV: Cho HS làm việc với bản đồ SGK, Bản đồ sinh vật Việt Nam, yêu cầu HS chỉ ra vị trí các loại đất, vị trí các vùng rừng ngập mặn, rừng tràm, nêu tên một số động, thực vật tự nhiên của vùng. - HS: ... 1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long * ĐBSCL: Gồm 13 tỉnh, thành phố. S = 40 nghìn km2, DS: 17,4 triệu người. * ĐBSCL là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, đại bộ phận lãnh thổ được tạo bởi:

- Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.

+ Thượng châu thổ: địa hình cao 2 – 4m, thường ngập lụt vào mùa mưa, mùa khô có nhiều vũng nước tù.

+ Hạ châu thổ: địa hình cao 1 – 2m, với các giồng đất hai bên bờ sông, cồn cát duyên hải, các vũng trũng. Đây là phần thường xuyên chịu tác động của sóng biển, thủy triều.

- Phần đất nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa của các con sông (ĐB Cà Mau).

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

a. Thế Mạnh

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng. Tính chất, cơ cấu đất phức tạp:

+ Đất phù sa nước ngọt: 1,2 triệu ha (30%), màu mỡ. Phân bố dọc sông Tiền, Hậu.

+ Đất chua phèn: 1,6 triệu ha (41%), phân ra làm loại phèn nhiều và phèn ít (1,05 triệu ha). Phân bố ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Vùng trũng Cà mau.

+ Đất mặn: 750.000 ha (19%). Phân bố ở ven biển và Vịnh Thái Lan.

+ Đất khác: 400.000 ha (10%), phân bố rải rác. - Khí hậu: Cận xích đạo, phân hóa giữa hai mùa rất sâu sắc.

+ Tổng số giờ nắng, nhiệt độ trung bình năm cao: 2200 – 2700 giờ, 25 – 27 0c.

+ Độ ẩm, lượng mưa lớn 1300 – 2000 mm, biên độ nhiệt nhỏ.

- Sinh vật là nguồn tài nguyên có giá trị: + Rừng ngập mặn: ở Cà Mau, Bạc liêu.. + Rừng tràm: Kiên Giang, Đồng Tháp... + ĐV: Có nhiều loại chim, cá có giá trị.

- Tài nguyên biển với nhiều bãi tôm, cá hết sức phong phú, đa dạng về loài.

- Khoáng sản: Dầu khí thềm lục địa, đá vôi ở Hà Tiên.

b. Hạn chế

- Mùa khô kéo dài ->Xâm nhập mặn, chua phèn làm tăng độ mặn, chua của đất.

- Mùa lũ: Thường xuyên ngập nước trên diện rộng, kéo dài.

- Hạn chế về tài nguyên khoáng sản.

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long bằng sông Cửu Long

Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL là vấn đề cấp thiết.

- Đất bị nhiễm mặn, chua phèn nghiêm trọng, thiếu nước => Đảm bảo nguồn nước để thau chua, rửa mặn, chọn và tạo ra giống lúa thích

13’ * Hoạt động 3

- GV: Vì sao cần phải bảo vệ, sử dụng hợp lí đi đôi với cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?.

- HS:.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV: Cải tạo, sử dụng hợp lí, có hiệu quả bằng cách nào?.

- HS:....

nghi với chua phèn, nhiễm mặn.

- Diện tích, chất lượng rừng đang bị suy giảm => Cần phải duy trì việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng một cách hợp lí nhằm đảm bảo môi trường, cân bằng sinh thái.

- Tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng (cây công nghiệp, cây ăn quả), kết hợp nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản.

- Kết hợp khia thác, phát triển kinh tế đảo, biển đảo và đất liền.

- Có biện pháp sống chung với lũ, nhà nước cần có sự hỗ trợ kịp thời.

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố:

- Đồng bằng sông Cửu Long được tạo bởi những phần đất nào?. Thế mạnh và hạn chế nổi bật nhất của vùng này là gì?.

- Nêu các phương án để sử dụng, cải tạo hợp lí tự nhiên của ĐBSCL. b. Dặn dò: Làm bài tập 1,2,3 trang 189.

Tiết 47

Bài 42. VÂN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 107 - 108)