Khái quát chung

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 83 - 84)

II. Định hướng

1.Khái quát chung

- Trung da và miền núi phía Bắc gồm có 15 tỉnh, với diện tích lớn nhất cả nước, dân số của vùng 12 triệu người. Là vùng có vị trí địa lí đặc biệt và đang được đầu tư phát triển. - Trung du và miền núi phía Bắc có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo nên những thế mạnh để phát triển công nghiệp, nông -lâm - ngư nghiệp và du lịch. - Đây là vùng có mật độ dân cư thấp, có nhiều đồng bào thiểu số sinh sống.

- Là cái nôi cách mạng của cả nước. Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng đã có nhiều tiến bộ.

2. khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện điện

5’

+ Có những tuyến đường bộ, đường sắt nào?..

* Hoạt động 2

- GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 người.

=> GV: Cho khoảng 3 nhóm nhỏ nghiên cứu về một thế mạnh của vùng:

- Nhóm 1, 2, 3: Xem thế mạnh về khai khoáng, thủy điện. Làm rõ sự phân hóa thế mạnh của bộ phận phía Đông và Tây.

- Nhóm 4,5,6: Xem thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, dược liệu và rau quả:

+ Thế mạnh?

+ Phát triển được loại cây gì? + Khó khăn?

- Nhóm 7, 8, 9 Xem chăn nuôi gia súc:

+ Thế mạnh?

+ Hiện trạng phát triển các sản phẩm trên cơ sở thế mạnh đó?

+ Hạn chế của vùng?

- Nhóm 10, 11, 12 xem về phát triển kinh tê biển của vùng.

=> Chú ý:

- GV cần cho nhóm 1,2,3 làm rõ: + Sự phân hóa thế mạnh và hiện trang khai thác thế mạnh giữa hai bộ phận phía Đông và Phía Tây. + Nêu tên khoáng sản, thế mạnh:

Trung du và miền núi phía Bắc là vùng giàu có tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta: Than, sắt, thiếc, chì, kẽm. Apatit…

- Phía Đông: Than đá, kim loại đen, kim loại màu, => CN khai thác than, khai thác, luyện kim, nhiệt điện.

- Phía Tây: Kim loại màu, Apatit, sông suối có nhiều thác ghềnh, => phát triển CN khai thác, luyện kim và thủy điện.

=> Việc khai thác các thế mạnh trên có ý nghĩa to lớn trong phát triển cơ cấu kinh tế vùng.

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới. dược liệu, rau quả ôn đới.

*Thế mạnh:

- đất feralit, phù sa cổ, phù sa ở thung lũng, đồng bằng.

- Khí hậu:

+ nhiệt ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, kéo dài.

+ Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt. - Dân cư có nhiều kinh nghiệm sản xuất. - Nhà nước có chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển về vốn, kĩ thuật..

=> tạo thế mạnh phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, dược liệu, thuốc, cây ăn quả và rau có nguồn gốc ôn đới. - Vùng có nhiều khả năng để mở rộng diện tích gieo trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Khó khăn:

- Rét đậm, rét hại, sương múi..và tình trạng thiếu nước về mùa Đông.

- Thiếu các cơ sở CNCB.

- Việc khai thác thế mạnh cây công nghiệp, dược liệu, ăn quả theo hướng hàng hóa có hiệu quả sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với vùng.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 83 - 84)