II. Định hướng
3. Khai thác và chế biến lâm sản
- Lâm nghiệp là một thế mạnh của vùng kinh tế Tây Nguyên. 1990 rừng ở Tây Nguyên chiếm 60 % độ che phủ toàn lãnh thổ, rừng có nhiều loại lâm sản, gỗ, thú, chim quý hiếm, 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
- Hiện nay sản lượng khai thác gỗ đã suy giảm nhanh chóng. Việc khai thác còn bừa bãi, thiếu hiệu quả kinh tế và môi trường. - Vấn đề đặt ra cho vùng: Đẩy mạnh khai thác đi đôi với bảo vệ, tu bổ rừng và trồng rừng, giao rừng, đầu tư vào công tác chế biến gỗ...
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi lợi
* Tây nguyên là vùng có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 cả nước và đang được khai thác, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. * Hiện nay, vùng đã và đang xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện trong vùng: - Các nhà máy thủy điện trên sông Xê San, gồm YaLy (720MW, 4 - 2002), Xê San 3, Xê San 3A, Xê San 4, khi đi vào hoạt động sẽ cho công suất 1500 MW.
- Các công nhà máy thủy điện trên sông Xrê Pốc, với tổng công suất 600 MW, trong đó lớn nhất là nhà máy thủy điện Buôn Kuôp (280 MW, 2003), Buôn Tua Srah (85 MW, 2004), Xrê Pốc 3 (137 MW), Xrê Pốc 4 (33 MW) và nâng cấp nhà máy Đrây Hling lê 28 MW.
- Các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai: Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (MW), Đồng Nai 4 (340 MW) đang được
trọng, cho phép khai thác có hiệu quả
các thế mạnh của vùng? xây dựng và đi vào hoạt động trong thời gian tới. * Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, tạo điều kiện cho vùng khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế, thúc đẩy phát triển của vùng:
- Khai thác chế biến bô xít, lâm sản, sản phẩm cây công nghiệp.
- Đảm bảo nguồn nước tưới tiêu. - Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản
4. Hoạt động tiếp theo (5’)
a. Củng cố:
- GV: Khái quát lại toàn vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.
- HS: Xác định các thế mạnh của vùng, nêu lên thực trạng khai thác, phát huy thế mạnh của vùng và phương hướng sắp tới.
b. Dặn dò: làm bài tập 2,3,4 trang 173.
Tiết 43
Bài 38: THỰC HÀNH SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU
NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. Mục tiêu
Qua bài học này, HS cần phải:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra nhận xét, so sánh.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, thiết lập các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. - Củng cố kiến thức đã học ở hai vùng kinh tế Tây Nguyên Và TDMNBB.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Các bảng số liệu đã được tính toán. - Các biểu đồ đã được vẽ theo bảng số liệu.
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Hãy chứng minh thế mạnh về thủy điện của vùng Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế –xã hội của vùng.
- Tại vì sao trong khai thác thế mạnh tài nguyên rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng?
2. Vào bài
Chúng ta đã tìm hiểu thế mạnh của vùng kinh tế TD – MNBB và Tây Nguyên, mỗi vùng đều có thể mạnh độc đáo để phát triển kinh tế – xã hội. Hôm nay để làm rõ cụ thể một trong số các thế mạnh của vùng là phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi. Thầy mời các em tìm hiểu bài học.
3. Hoạt động nhận thức bài mới
Tg Hoạt động của GV & HS
10
’ *Hoạt động 1=> GV cho HS nêu lên các nội dung, yêu cầu thực hành. => GV Định hướng cho HS tiến hành hoạt động thực hành:
25 ’
Bài tập 1:
- Vẽ biểu đồ hình tròn. Sẽ có 3 hình tròn biểu diễn cây công nghiệp lâu năm, cà phê, chè...của Cả nước, TD – MNBB và Tây Nguyên. Căn cứ vào bán kinh R để vẽ. - Cách tính và chuyển đổi số liệu:
+ Tính tỷ trọng phần trăm của cây công nghiệp lâu năm, chè, cà phê...của cả nước, Tây Nguyên và TD – MNBB, quy tổng giá trị S cây công nghiệp lâu năm của các vùng, lãnh thổ = 100%, rồi tính tỷ trọng diện tích gieo trồng các loại cây của cả nước, Tây Nguyên và TD – MNBB so với tổng 100%. VD: tỷ trọng S cây công nghiệp lâu năm của cả nước = 1633,6 x 100 : , tương tự cho việc tính tỷ trọng S các loại cây cà phê, chè...các loại cây khác của các vùng, lãnh thổ trên.
- Nhận xét và giải thích về sự giống nhau và khác nhau giữa 2 vùng này trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa, gợi ý giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.
Bài tập 2:
- Tính tỷ trọng trâu, bò của cả nước, Tây Nguyên, TD – MNBB như sau: Tính tổng số lượng trâu + số lượng bò, sau đó quy tổng này =100%. Đặt tỷ trọng trâu của cả số lượng trâu + số lượng bò, sau đó quy tổng này =100%. Đặt tỷ trọng trâu của cả nước, TN và TD – MNBB lần lượt là X1, X2, X3, đặt tỷ trọng bò cả nước, TN, TD – MNBB lần lượt là Y1, Y2, Y3 để tính
- Lý giải vì sao cả hai vùng đều có thế mạnh phát triển chăn nuôi, cơ sở là xem các thế mạnh của vùng về đất đai, khí hậu...
- Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỷ trọng của hai vùng so với cả nước?. ( Số liệu so sánh trâu, bò của hai vùng với cả nước, rồi lí giải, kết luận về ưu thế nổi bật về tự nhiên của hai vùng so với cả nước)
- Vì sao TD – MNBB lại nuôi trâu nhiều trâu hơn bò và ngược lại Tây Nguyên thì ngược lại?. Xem điều kiện khí hậu để giải thích.
* Hoạt động 2
Bài tập 1:
=> Vẽ biểu đồ:
Bảng 1.tỷ trọng cơ cấu các loại cây công nghiệplâu năm của cả nước và 2 vùng(ĐV%). Loại cây, vùng Cây CNLN Cà phê Chè Cao su Cây khác
TD-MNBB 100 30,44 7,49 29,54 32,50
T Nguyên 100 3,62 87,9 0 8,46
CN 100 70,22 2,97 17,24 8,27
Bảng 2. Bảng so sánh giá trị và bán kinh biểu đồ thể hiện các cây công nghiệp lâu năm
vùng Cây CNLN So sánh giá trị So sánh bán kính biểu
TD-MNBB 1633,6 1,00 1,00
T Nguyên 643,3 7,07 2,65
CN 91,1 17,25 4,3
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2005 NĂM 2005
=> Nhận xét và giải thích sự giống và khác nhau giữa 2 vùng: - Giống nhau:
+ Đây là hai vùng có thế mạnh lớn nhất để phát triển cây công nghiệp lâu năm của cả nước, có sự giống nhau về tự nhiên ở chổ đây là hai vùng miền núi, có địa hình cao, hiểm trở, có diện tích lớn đất feralit và khí hậu thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm.
+ Về dân cư đây là vùng tập trung sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất nước, tập quán sản xuất còn lạc hậu.
+Là những vùng có sự hạn chế, yếu kém về công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, tuy nhiên trong những năm gần đây đang nước nhà nước đầu tư, phát triển để khai thác các thế mạnh trên, cơ cấu cây công nghiệp đang được sản xuất theo hướng hàng hóa.
- Khác nhau là thế mạnh về tính chất khí hậu, đất đai thổ nhưỡng ở hai vùng có sự khác biệt, từ đó tạo nên thế mạnh phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày cũng khác nhau.
- Dân cư mỗi vùng đều có những kinh nghiệm, tập quán sản xuất cây công nghiệp dài ngày khác nhau.
Bài tập 2:
=> Tính tỷ trọng và so sánh giá trị, bán kinh biểu đồ thể hiện tỷ trọng số lượng trâu, bò của cả nước và 2 vùng
Bảng 3. Tỷ trọng của trâu, bò trong tổng số đàn trâu bò của 2 vùng và cả nước (ĐV %)
Đại gia súc Cả nước TD-MNBB Tây Nguyên
Trâu 34,5 65,1 10,4
Bò 65,5 34,9 89,6
Bảng 2. Bảng so sánh giá trị và bán kinh biểu đồ thể hiện tỷ trọng trâu, bò của cả nước và hai vùng.
vùng Tổng trâu, bò So sánh giá trị So sánh bán kính
TD-MNBB 8462,9 1,00 1,00
T Nguyên 688,8 3,74 1,94
5’
=> Tại sao hai vùng lại có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn: Do thuận lợi về khí hậu, có nhiều cánh đồng cỏ tự nhiên rộng lớn để chăn thả gia súc lớn, và đồng thời chính sách nhà nước có sự chuyển dịch, ưu tiên cho vấn đề phát triển chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp.
=> Thế mạnh này thể hiện như thế nào trong tỷ trọng của hai vùng so với cả nước?. Thế mạnh của hai vùng thể hiện ưu thế nổi bật, sự nổi trội trong chăn nuôi so với cả nước, TD – MNBB có thế mạnh về nuôi trâu với tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tỷ trọng trâu trong cơ cấu tổng trâu bò cả nước, trong khi Tây Nguyên có thế mạnh nổi trội hơn cả nước về chăn nuôi bò, với tỷ trọng bò cao hơn nhiều so với cả nước trong cơ cấu chăn nuôi trâu bò.
=> Khí hậu ở TD-MNBB có mùa đông lạnh, khí hậu mát mẻ hơn nên thuận lợi cho phát triển đàn trâu, trong khi Tây Nguyên lại có khí hậu nóng hơn, tạo nên môi trường thích nghi cho phát triển đàn bò.
* Hoạt động 3
- GV cho HS về nhà hoàn thành bài thực hành vào vở cá nhân.
- Định hướng lại cách xử lí, tính toán số liệu và hướng làm rõ các câu hỏi ở mục b trong hai bài tập.
Tiết 44
Bài 39. VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ ĐÔNG NAM BỘ
I. Mục tiêu
Qua bài học này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Biết được thế mạnh và hạn chế của Đông Nam Bộ để phát triển kinh tế – xã hội.
- Hiểu được vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.
2. Kỹ năng
Xác định được trên bản đồ các đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội tạo nên những đặc trưng của vùng.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ kinh tế Đông Nam Á và đồng bằng Sông Cửu Long. - At lat địa lí Việt Nam.
III. Tiến trình hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
2. Vào bài “ Đông Nam Bộ, được xem như là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế
– xã hội, đây cũng là vùng có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước. Vấn đề đặt ra là cần phải có sự phát triển, khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, vậy thực trạng phát triển sâu, rộng của vùng ra sao?. Chúng ta cùng làm rõ vấn đề này”
3. Hoạt động nhận thức bài mới
Tg Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động
5’
10’
* Hoạt động 1
- GV: Qua bảng số liệu 39 và những thông tin sẵn có, các em hãy khái quát những đặc điểm chính về vùng ĐNB.
* Hoạt động 2
- GV: Cho HS tiến hành làm việc độc lập nêu và phân tích những thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ. - GV: Định hướng thế mạnh về để phát triển cây công nghiệp, thủy hải sản, thủy điện...., với những thế mạnh đó vùng có thể phát triển được những sản phẩm nào?
- HS: Trình bày....
1. Khái quát chung
- ĐNB là vùng có diện tích nhỏ với 23,6 nghìn km2, dân số vào loại trung bình 12 triệu dân nhưng lại dẫn đầu về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
- Đông Nam Bô là vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, trình độ phát triển các ngành kinh tế phát triển nhất nước.
- Đây là vùng có nhiều ưu thế về dân cư, xã hội, đầu tư cao nhất cả nước.
- Sử dung có hiệu quả nguồn tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề nổi bật, tiêu biểu trong các vấn đề kinh tế – xã hội của vùng.
2. Các thế mạnh và hạn chế của vùng
a. Vị trí địa lí
ĐNB là vùng có vị trí địa lí rất thuận lợi cho phát triển kt –xh nhất là trong điều kiện vùng có mạng lưới GTVT phát triển.
b. Điều kiện tư nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn để phát triển cây công nghiệp dài và ngằn ngày.
- Đất đai:
+ Đất bazan chiếm 40% S của vùng.
+ Đất phù sa cổ với diện tích lớn (ko màu mỡ nhưng thoát nước tốt).
- Khí hậu cận xích đạo, thủy lợi được cải thiện...
* Có nhiều thuận lợi để xây dựng các cảng cá, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Các ngư trường:
- Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Cà Mau – Kiên Giang.
* Tài nguyên rừng không lớn nhưng có vai trò cung cấp gỗ, củi, nguyên liệu giấy cho vùng với vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TPHCM).
* Khoáng sản: Dầu khí ở thềm lục địa và vật liệu xây dựng.
* Thủy điện, vùng có tiềm năng thủy điện lớn ở sông Đồng Nai.
* Khó khăn: Thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.
c. Điều kiên kinh tế – xã hội
- Đông Nam Bộ là vùng thu hút được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật, chất
20’
* Hoạt động 3
- GV: Việc khai thác phát triển kinh tế theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ thể hiện ở điểm nào?. Các biện pháp cụ thể để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu của ngành công nghiệp?.
- GV: Biểu hiện nào chứng tỏ Đông Nam Bộ đã chú trọng phát triển dịch vụ theo chiều sâu?
- GV: Vấn đề nổi bật trong phát triển theo chiều sâu ngành nông lâm nghiệp của Đông Nam Bộ là gì?. Các biện pháp phát triển chiều sâu ra sao?.
xám cao (Do sự phát triển năng động, tập trung các đô thị lớn).
- Có các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, GTVT phát triển nhất nước.
- Có sự tích tụ vốn, kĩ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài...giúp cho vùng có CSVCHT (GTVT, TTLL) phát triển tốt.