Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 49 - 50)

- Sau khi HS hoàn thành bài thực hành, GV kiểm tra kết quả hoạt động một số nhóm

1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế và nội bộ các khu vực, các ngành kinh tế.

* Chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế:

- Tăng dần tỉ trọng của khu vực II và giảm dần tỉ trọng trong khu vực I, khu vực III tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

Đây là sự chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch vẫn còn chậm.

=> Cần thiết, vì:

- Phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và thời đại.

- Phát huy có hiệu quả kinh tế các nguồn lực, thế mạnh kinh tế nhà nước ta.

- Nâng cao trình độ sản xuất các ngành kinh tế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, tạo đà cho sự phát triển kinh tế ngành.

- Tạo nên sự phát triển nhanh chóng về cơ cấu dịch vụ sản xuất, xây dựng và xã hội.

* Chuyển dịch trong nội bộ của khu vực, ngành:

10’

7’

=> GV: Cho lớp tiến hành làm rõ sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nội bộ các khu vực, ngành kinh tế cụ thể.

- HS Làm rõ:

+ Nội bộ các khu vực có sự chuyển dịch như thế nào?.

+ Trong từng ngành như: Nông nghiệp, công nghiệp, chuyển dịch cụ thể ra sao?.

+ Vì sao lại có sự chuyển dịch đó?.

* Hoạt động 2

-GV: Tiến hành cho HS thông qua bảng số liệu 20.2. Làm rõ chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

- HS Phải làm rõ:

+ Thành phần kinh tế nào tăng, giảm, thành phần kinh tế nào chiếm GDP lớn nhất, thành phần kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo…

+ Vì sao có sự tăng giảm cơ cấu thành phần kinh tế như trên?.

* Hoạt động 3

- GV:

+ Có xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng dần tỉ trọng ngành thủy sản:

ngành 1990 2005 Kết quả

Nông nghiệp 83,4 % 71,5 % 11.9%

Thủy sản 8,7 % 24,8 % 16.1%

+ Trong ngành nông nghiệp: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trong chăn nuôi.

- Khu vực II: (Nhằm đa dạng hóa SP và nâng cao sức cạnh tranh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tăng tỉ trọng CN chế biến và giảm tỉ trọng CN khai thác.

+ Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình.

- Khu vực III:

+ Gia tăng các dịch vu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

+ Xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới: Viễn thong, tin học, tư vấn đầu tư…

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 49 - 50)