Ngành thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 76 - 79)

- Sau khi HS hoàn thành bài thực hành, GV kiểm tra kết quả hoạt động một số nhóm

2.Ngành thông tin liên lạc

a. Bưu chính

- Nước ta có một mạng lưới bưu chính rộng khắp cả nước, có tính phục vụ cao.

GV Tiến hành đàm thoại với HS: - Ngành bưu chính nước ta có đặc điểm nổi bật và hạn chế gì?.

- HS: Trình bày …

- GV: Phương hướng phát triển ngành bưu chính nước ta trong những năm tới ra sao?.

- HS: …

- GV: Người ta nói rằng ngành Viễn thông nước ta đang có sự phát triển nhanh vượt bậc, đi tắt đón đầu các thành tựu khoa học kĩ thuật. Bằng kiến thức sẵn có trong SGK các em hãy chứng minh, làm rõ nhận định trên:

=> GV Định hướng:

- Nêu được đặc điểm của ngành trước thời kì đổi mới.

- Trong giai đoạn hiện nay, các em cần làm rõ:

+ Tốc độ tăng trưởng của ngành. + Kĩ thuật, trang thiết bị của ngành. + Mạng lưới của ngành..

- HS tiến hành hoạt động và trình bày trên bảng…

- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận…

- Hoạt động bưu chính nước ta còn nhiều hạn chế như: Mạng lưới phân bố chưa hiwoj lí, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu…. - Sắp tới nước ta sẽ tiến hành phát triển ngành bưu chính theo hướng tự động hóa, cơ giới hóa và tin học hóa ngang với trình độ các nước trong khu vực.

b. Viễn thông

- Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại.

- Trước đây mạng lưới và thiết bị của viễn thông nước ta rất lạc hậu.

- Hiên nay ngành viễn thông nước ta đã và phát triển mạnh:

+ Những năm gần đây, Viễn Thông nước ta tốc độ tăng trưởng rất cao, trung bình 30% / năm. Số thuê bao điện thoại không ngừng tăng nhanh.

+ Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ mới. (Thay mạng kĩ thuật analog bằng mạng kĩ thuật số, tự động hóa cao…).

+ Nước ta đã có trên 5000 kênh đi quốc tế qua hệ thống vệ tinh và cáp biển hiện đại. - Về mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển: + Mạng điện thoại phát triển nhanh về số máy, thuê bao và mạng lưới.

+ Mạng phi thoại với nhiều loại hình, dịch vụ mới, kĩ thuật tiến tiến

+ Mạng truyền dẫn với nhiều phương thức, phương tiện khác nhau: mạng Viba, cáp quang…

- Số người sử dụng internet xép vào loại cao trong vùng với 7,5 triệu người.

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố:

- GV: Cho HS nêu lên hiện trạng phát triển các loại hình vận tải nước ta.

- GV: Khái quát hiện trạng phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông của nước ta.

b. Dặn dò: làm bài tập 2, trang 136 và thành lập bảng tóm tắt về tình hình phát triển, nêu một số tuyến vận tải chính của các loại hình vận tải trên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiết 34

Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCHI. Mục tiêu I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.

- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam.

- Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.

- Trình bày được tình hình phát triển các trung tâm du lịch quan trọng.

2. Kỹ năng

- Thông qua bản đồ, chỉ ra được các thị trường xuất, nhập khẩu chủ yếu; các loại tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.

- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại và du lịch.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Bản đồ du lịch Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam.

- Bảng số liệu, biểu đồ về hoạt động thương mại, du lịch Việt Nam (nếu có).

III. Tiến trình hoạt động

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Trình bày về hiện trạng phát triển ngành vận tải đường bộ ở nước ta.

- Chứng minh rằng: ngành Viễn thông nước ta đã và đang có sự phát triển vượt bậc.

2. Vào bài “ GV thông qua một ví dụ, một dẫn chứng nhằm nói lên tầm quan trọng của

thương mại, du lịch…sau đó dẫn dắt HS tìm hiểu bài học”

3. Hoạt động nhận thức bài mới

Tg Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động

16’ * Hoạt động 1

=> GV: Thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập khu vực, quốc tế. Nội thương đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy sản xuất kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước…

- GV: Sau khi bước vào công cuộc đổi mới, hoạt nộng nội thương nước ta đã có những thay đổi thế nào?.

- HS: Trình bày….

- GV: Cho một vài HS nhận xét về cơ cấu bán hàng lẽ và doanh thu dịch vụ theo thành phần kinh tế.

=> GV:

Bằng những kiến thức có trong trang 137, 139 và các biểu đồ hình 31.2, 31.3. Các em hãy chứng minh rằng hoạt động ngoại thương ( hoạt động xuất, nhập khẩu) nước ta đang có nhiều chuyển biến tích cực.

1.Thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Nội thương

- Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới hoạt động nội thương có nhiều thay đổi: thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng…

- Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

- Hoạt động nội thương có sự phân hóa giữa các vùng, lãnh thổ.

b. Ngoại thương nước ta đã có những chuyển biến cơ bản

- Hoạt động ngoại thương tiến hành theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

- Việt Nam đã gia nhập WTO và có quan hệ thương mai với nhiều nước, vùng, lãnh thổ trên thế giới.

- Hoạt động xuất, nhập khẩu:

+ Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu khá cân đối và ổn định.

20’

- GV: Đinh hướng cho HS hoạt động… - HS: Trình bày….. GV: Bổ sung, tổng kết.

*

Hoạt động 2

- GV: Tài nguyên du lịch là gì? - HS: Trả lời….

- GV: Có nhận định cho rằng: tài nguyên du lịch nước ta khá phong phú và đa dạng. Bằng kiến thức sơ đồ và hình vẽ 31.5 các em hãy làm rõ nhận định trên.

- GV: Định hướng cho HS hoạt động chứng minh.

- HS: Trình bày…..

- GV: Kết luận, nhấn mạnh cho HS điều chỉnh

- GV: Vì sao nói từ năm 1990 đến nay, ngành du lịch nước ta có sự phát triển rất nhanh?.

- HS: Xem xét, xác định các kiến thức cơ bản trả lời…

theo hướng xuất siêu..

+ Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh.

+ Hàng hóa xuất khẩu ,Nhập khẩu, ngày càng đa dạng.

- Hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu: Xuất khẩu hàng tinh chế còn thấp, còn nhập khẩu nhiều về nguyên liệu, vật liệu.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 76 - 79)