Kiểm tra bài cũ (7’)

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 57 - 60)

- Sau khi HS hoàn thành bài thực hành, GV kiểm tra kết quả hoạt động một số nhóm

1. Kiểm tra bài cũ (7’)

Vì sao nói phát triển lương thực là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, chiến lược hàng đầu ở nước ta?. Trình bày những bước tiến trong ngành trồng cây lương thực ở nước ta.

Hãy trình bày thế mạnh, hạn chế và hiện trạng phát triển cây công nghiệp ở nước ta .

2. Vào bài

“Kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét qua bảng số liệu còn nhiều hạn chế. Kiến thức bài học về ngành trồng trọt chưa hoàn thiện. Để rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện hóa kiến thức, các em sẽ hoàn thành bài thực hành này”

3. Hoạt động nhận thức bài mới

Tg Hoạt động của GV & HS

5’ * Hoạt động 1

- GV: Cho HS nêu lên mục đích, yêu cầu bài thực hành.

- GV: Hướng dẫn HS tính toán số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối.

28

Lấy năm 1990 = 100% Giải phương trình

1990 = 49604 = 100%, 1995 = 66183.4 = X%, 2000 = Y%, 2005 = Z%. - GV: Định hướng cho HS vẽ biểu đồ dạng đường. - GV: Định hướng cho HS vẽ biểu đồ dạng đường.

- Bảng 1.

năm Tổng số Lương

thực Rau đậu Cây CN Cây ăn quả Cây khác

1990 100 100 100 100 100 100 1995 133.4 126.5 143.3 181.5 110.9 122 2000 183.2 165.5 182.1 325.5 121.4 132.1 2005 217.5 191.8 256.8 382.3 158.0 142.3 - Bảng 2 1975 tổng = 210.1 + 172.8 = 100%

Cơ cấu cây công nghiệp hàng năm = X%, Cây công nghiệp lâu năm = Y%. Tương tự ta tính cho các năm còn lại.

Năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm

1975 54.9 45.1 1980 59.2 40.8 1985 56.1 43.9 1990 45.2 54.8 1995 44.3 55.7 2000 34.9 65.1 2005 34.5 65.5 * Hoạt động 2

- GV: Cho HS nhận xét quá trình tăng trưởng giá trị sản xuất các loại cây trồng: + Tổng giá trị tuyệt đối về việc sản xuất các loại cây có chiều hướng tăng lên.

+ Giá trị cây rau đậu, cây công nghiệp tăng lên trong cơ câu, trong đó cây công nghiệp tăng với tỷ lệ cao nhất trong 15 năm qua.

+ Giá trị gia tăng cây lương thực, cây ăn quả, cây khác cũng tăng, tuy nhiên mức gia tăng thấp hơn so với mức gia tăng tổng trung bình giá trị các loại cây trồng.

- GV: Định hướng cho HS nhận xét:

+ Diện tích gieo trồng cây CN hàng năm và cây lâu năm có nhiều biến động.

+ Những năm 1975 đến 1985 là giai đoạn cây công nghiệp hàng năm có cơ cấu diện tích lớn hơn cây công nghiệp lâu năm. Trong đó năm 1980 cây CN hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu cây công nghiệp nói chung.

+ Từ năm 1990 đến 2005, cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm liên tục giảm và chiếm tỷ lệ thấp dần, cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu cây công nghiệp.

4. Hoạt động tiếp theo (5’)

a. Củng cố:

- GV cho HS nhắc lại yêu cầu của bài thực hành.

- GV: Cho HS trình bày cách chuyển số liệu, tính toán số liệu.

- Nêu lên cách vẽ biểu đồ dạng đường, biểu đồ miền và cách so sánh, nhận xét thông qua số liệu, biểu đồ.

b. Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài mới.

- Nêu và làm rõ đặc điểm phân bố, phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thủy hải sản + Giá trị sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản nước ta qua các năm, các tỉnh thành phát triển mạnh về khai thác, nuôi trồng, lí giải.

+ Qua bảng 24.2 so sánh, nhận xét về sản lượng nuôi tôm, cá giữa các vùng. Lí giải vì sao có sự phát triển chênh lệch giữa các vùng

( Cách làm: Kết hợp thông tin, kiến thức lí thuyết mục b, trang 101, 102, 103 và các bảng số liệu 24.1, 24.2 để làm rõ các yêu cầu trên).

Tiết 27

Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY HẢI SẢN VÀ LÂM NGHIỆP NGHIỆP

I. Mục tiêu

Qua bài học này, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Phân tích được thuận lợi, khó khăn trong vấn đề phát triển thủy hải sản nước ta. - Năm, hiểu được sự phân bố ngành thủy hải sản gồm đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. - Biết được các vấn đề chính trong việc phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.

2. Kỹ năng

- Nhận xét, đánh giá về hiện trạng phát triển, phân bố ngành thủy sản qua bảng số liệu, kết hợp bảng số liệu và lí thuyết nhằm nắm vững kiến thức bài học.

- Kĩ năng đọc và hệ thống hóa kiến thức qua các nội dung trong SGK.

II. Chuẩn bị hoạt động

- Bản đồ nông lâm thủy hải sản nước ta (nếu có)- Bản đồ kinh tế nói chung. - Bản đồ kinh tế nói chung.

- Hình ảnh về sản xuất thủy hải sản, lâm nghiệp nếu có.

III. Tiến trình hoạt động

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo án Địa lý 12-Ban CB năm 2010-2011 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w