- Sau khi HS hoàn thành bài thực hành, GV kiểm tra kết quả hoạt động một số nhóm
2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
- Ở nước ta hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Các vùng gồm: TD và MN Bắc Bộ, ĐBSH, Bắc Trung Bộ, DH NTB, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL.
- Mỗi vùng có những đặc trưng riêng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện KT – XH, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất.
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta nông nghiệp ở nước ta
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai trong những năm qua thay đổi theo hai hướng chính
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. Được hình thành trên thế mạnh của mỗi vùng, VD, năm 2005: Tây nguyên (chiếm 89,5% S cà phê cả nước), ĐNB (63,5% S cao su cả nước), ĐBSCL (Chiếm 52,2 % S lúa cả nước, và 71,4% S nuôi trổng thủy sản cả nước)
- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn. Điều này đã tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
b. Kinh tế trang trại có những bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông – lâm triển mới, thúc đẩy sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa
- Kinh tế trang trại nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình nhưng có sự chuyển dịch theo hướng hàng hóa.
- Số lượng trang trại không ngừng tăng nhanh. Trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản tăng nhanh và chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu trang trại vào năm 2005 (30,1%). - ĐBSCL đứng đầu cả nước về gia tăng trang trại và số lượng trang trại.
4. Hoạt động tiếp theo (5’)
a. Củng cố:
- Qua kiến thức đã học, các em hãy trình bày đặc trưng của một số vùng nông nghiệp nước ta.
- Những thay đổi trong trang trại ở nước ta trong thời gian qua là gì?. b. Dặn dò:
Về phân tích, xử lí số liệu ở các bảng 25.2, 25.3 để làm rõ them về tình hình phân hóa tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta, cụ thể là làm rõ đặc trưng của các vùng nông nghiệp và chuyển dịch trong kinh tế trang trại ở nước ta.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Tiết 29 Tiết 29
Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu
Qua bài học này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta với sự đa dạng của nó, cùng một số ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và hướng hoàn ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và hướng hoàn thiện.
- Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp và giải thích được sự phân hóa đó.
- Phân tích được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.
2. Kỹ năng
- Phân tích được biểu đồ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
- Xác định được trên biểu đồ công nghiệp chung các khu vực tập trung công nghiệp chủ yếu của nước ta và các trung tâm công nghiệp chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực.
II. Chuẩn bị hoạt động
- Bản đồ công nghiệp chung.
- Bảng biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ các loại. - Tranh ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp.
III. Tiến trình hoạt động