Tỷ lệ thụ tinh và ấp nở

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi theo phương thức công nghiệp tại huyện yên phong bắc ninh (Trang 31 - 33)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.5. Tỷ lệ thụ tinh và ấp nở

* Tỷ lệ thụ tinh

Tỷ lệ thụ tinh là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng có phôi với số trứng ựẻ ra hay số trứng ựem ấp. đây là chỉ tiêu quan trọng ựể ựánh giá về khả năng sinh sản của con gia cầm.

- Những yếu tố ảnh hưởng ựến tỷ lệ thụ tinh: + Yếu tố di truyền

Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng ựến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối ựồng huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh.

+ Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng của ựàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp ựến tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì ựây là nguyên liệu cơ bản ựể hình thành tinh trùng. Nếu thiếu các vitamin, ựặc biệt là vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, ảnh hưởng xấu ựến khả năng sinh tinh và các hoạt ựộng sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh.

Khẩu phần cần phải cân bằng các chất dinh dưỡng, nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.

+ điều kiện ngoại cảnh

điều kiện ngoại cảnh mà cụ thể là tiểu khắ hậu chuồng nuôi (nhiệt ựộ, ựộ ẩm, sự thông thoáng và chế ựộ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh. Nhiệt ựộ và ựộ ẩm cao hay thấp hơn so với quy ựịnh ựều ảnh hưởng ựến tỷ lệ thụ tinh ở các mức khác nhau thông qua quá trình trao ựổi chất của cơ thể gia cầm.

Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa xuân và mùa thu, giảm vào mùa hè, nhất là vào những ngày nắng nóng. Khi ựộ ẩm chuồng nuôi quá cao, thường làm lớp ựộn chuồng ẩm ướt, gà trống dễ mắc bệnh ở chân, làm tỷ lệ thụ tinh giảm thấp. Mặt khác, ựộ ẩm cao sẽ làm gà dễ mắc các bệnh ựường ruột, ựường hô hấp. Chuồng thông thoáng kém, hàm lượng khắ ựộc trong chuồng nuôi tăng lên, ảnh hưởng xấu ựến sức khỏe và làm giảm tỷ lệ thụ tinh.

+ Tuổi gia cầm

Tuổi gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt ựến tỷ lệ thụ tinh. Thường ở gà trống, tinh hoàn ựạt kắch thước tối ựa ở 28 Ờ 30 tuần tuổi, giai ựoạn này thường ựạt tỷ lệ thụ tinh rất cao. Nếu nuôi dưỡng hợp lý, tinh hoàn sẽ phát triển tốt và bắt

ựầu có hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi. Vì thế gà trống một năm tuổi thường có tỷ lệ thụ tinh tốt hơn gà trống hai năm tuổi.

+ Tỷ lệ trống /mái

để có tỷ lệ thụ tinh cao, cần có tỷ lệ trống/ mái thắch hợp. Tỷ lệ này cao hay thấp quá ựều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Các loài, giống gia cầm khác nhau thì tỷ lệ trống và mái cũng khác nhau (ựà ựiểu 1/1- 1/2; bồ câu 1/1; chim cút 1/2- 2,5).

* Tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ ấp nở của gia cầm ựược xác ựịnh bằng tỷ lệ (%) số con nở ra so với số trứng có phôi, ựây là tắnh trạng ựầu tiên biểu hiện sức sống của ựàn con Nguyễn Quý Khiêm và cộng sự (1999)[22] cho rằng, khối lượng trứng, sự cân ựối giữa thành phần cấu tạo và cấu trúc của vỏ trứng ảnh hưởng ựến tỷ lệ ấp nở. Những quả trứng quá to hay quá nhỏ ựều có khả năng nở kém hơn quả trứng có kắch thước trung bình. điều này có liên quan tỷ lệ thành phần cấu tạo của trứng.

Tỷ lệ ấp nở là chỉ tiêu ựánh giá khả năng phát triển của phôi và sức sống của gia cầm con. Nhiều yếu tố ảnh hưởng ựến tỷ lệ nở như: di truyền, giống, tuổi, trạng thái sức khỏe, tỷ lệ trống mái, nuôi dưỡng chăm sóc, khối lượng trứng và chất lượng trứng, vệ sinh thú y,bảo quản, vận chuyển trứng, quy trình ấp trứng (nhiệt ựộ, ẩm ựộ, thông thoáng, ựảo trứng có ý nghĩa quyết ựịnh ựến tỷ lệ nở). Ở chim bồ câu vẫn duy trì bản năng ấp trứng và nuôi con do ựó tỷ lệ nở phụ thuộc nhiều vào bản năng ấp trứng của chim bồ câu bố và mẹ.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá khả năng sản xuất của chim bồ câu nội nuôi theo phương thức công nghiệp tại huyện yên phong bắc ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)