5. Những đóng góp mới của luận án
1.1.4. Biểu hiện của sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn
ở nông thôn sự phân hoá giàu nghèo đ−ợc biểu hiện chủ yếu ở sự chênh
lệch nhau giữa 2 nhóm hộ giàu và nghèo về các lĩnh vực nh− việc làm, đất đai, thu nhập, mức sống (chi tiêu), tài sản; sự tiếp cận với giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, vui chơi giải trí, tham quan du lịch, các khoản trợ cấp xU hội, quyền lực địa vị trong xU hội... Để dễ so sánh chúng tôi hệ thống qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Biểu hiện của sự phân hoá giàu nghèo ở Việt Nam
Lĩnh vực Biểu hiện của hộ giàu Biểu hiện của hộ nghèo
Việc làm
- Trong hộ có nhiều lao động
- Lao động có trình độ học vấn cao (63% có trình độ cấp II và cấp III) - Lao động có trí tuệ, kinh nghiệm, sức khoẻ nên có thể tự giải quyết đ−ợc mọi công việc
- Có thể thuê thêm lao động trong đó chủ yếu là nông dân nghèo ít ruộng - Có đủ việc làm trong năm.
- Trong hộ có ít lao động, nhiều con, đông ng−ời ăn theo
- Lao động không có hoặc trình độ học vấn thấp (53,6% chủ hộ văn hoá cấp I) - Lao động không biết kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
- Thiếu việc làm, đi làm thuê cho ng−ời khác.
Đất đai
- Diện tích đất v−ờn và đất nông nghiệp bình quân /hộ cao (đất v−ờn 1.286m2, đất nông nghiệp 12.537m2)
- Muốn có nhu cầu tăng thêm đất đai để sản xuất kinh doanh (thuê hoặc chuyển nh−ợng, đấu thầu...)
- Diện tích đất v−ờn và đất nông nghiệp bình quân/hộ rất thấp (đất v−ờn 771m2, đất nông nghiệp 2.771m2)
- Hệ số sử dụng đất thấp (1,2lần/năm).
Thu nhập - Có thu nhập cao trong xU hội - Có thu nhập thấp, không đủ ăn, phải đi vay m−ợn
Chi tiêu
- Mức chi tiêu cao so với mức sống chung của xU hội
- Cơ cấu chi: tỷ trọng chi cho ăn uống thấp hơn chi ngoài ăn uống
- Mức thi tiêu thấp, phải đi vay m−ợn mới đủ ăn
- Cơ cấu chi tiêu: tỷ trọng chi chủ yếu dành cho ăn uống
Tài sản
- Chi nhiều tiền cho mua sắm tài sản - Có nhiều tài sản, tài sản có giá trị lớn, đắt tiền, ”hàng hiệu”
- Có nhiều vốn đầu t− cho sản xuất kinh doanh hoặc cho vay lấy lUi
- Có rất ít tài sản
- Tài sản quá đơn sơ, thiếu thốn, giá trị thấp
- Không có vốn sản xuất kinh doanh, phải đi vay nặng lUi
Tiếp cận với giáo dục, y tế, văn hoá, thể
thao...
- Bản thân chủ hộ và ng−ời thân của họ tích cực học tập nâng cao trình độ, hiểu biết mọi mặt
- Chú ý nhiều hơn đến sức khoẻ, th−ờng xuyên khám bệnh
- Tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, tham quan du lịch...
- Chủ hộ và ng−ời thân ngại học tập, trình độ học vấn thấp
- Nhận thức xU hội kém
- ít chú ý đến sức khoẻ, sống trong môi tr−ờng dễ ô nhiễm, hay bị ốm, thiếu thuốc chữa bệnh
- Rất ít hoặc không tham gia các hoạt động xU hội, văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, tham quan du lịch...
Trợ cấp xU hội
- Không phải nhận trợ cấp xU hội - Có thể ủng hộ đóng góp kinh phí nhiều hơn cho các hoạt động xU hội từ thiện
- Phải nhận trợ cấp xU hội
- Đ−ợc miễn một số khoản đóng góp
Quyền lực, địa vị
- Tham gia các chức vụ lUnh đạo ở địa ph−ơng nhiều hơn; địa vị cao hơn trong xU hội; hoạt động xU hội tích cực hơn.
- Địa vị xU hội thấp; tự ti, ngại tiếp xúc, ít hoạt động xU hội.