Xây dựng và thực hiện tốt các quy định phát triển đồng

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 140 - 143)

5. Những đóng góp mới của luận án

4.3.5. Xây dựng và thực hiện tốt các quy định phát triển đồng

giữa các vùng, khu vực và các huyện trong tỉnh

Thực hiện chính sách phi tập trung hoá trong việc phát triển vùng, khuyến khích các vùng phát huy lợi thế so sánh của mình. Về chủ tr−ơng đầu t− cho phát triển các vùng, địa ph−ơng, một mặt cần tập trung đầu t− ở mức hợp lý cho các vùng kinh tế động lực (nh− các khu công nghiệp tập trung, khu và cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề ở thị xU Từ Sơn, huyện Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, Thành phố Bắc Ninh nhằm tạo ra những “đầu tàu” tăng tr−ởng để kéo toàn bộ “đoàn tàu kinh tế” của tỉnh đi lên nhanh hơn. Song, mặt khác, cũng cần chú trọng −u tiên đầu t− nhiều hơn cho các vùng xa, các xU khó khăn ở các huyện L−ơng Tài, Gia Bình, Thuận Thành,… nhằm giảm dần khoảng cách, trình độ phát triển giữa các huyện, từng b−ớc khắc phục tình trạng “bất công tự nhiên”, bất lợi về vị trí địa lý, góp phần giảm sự phân hoá giàu nghèo, giữ vững ổn định chính trị - xU hội bảo đảm cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Có chính sách giúp đỡ các huyện, xU khó khăn trong phát triển kinh tế, tạo ra sự phát triển kinh tế t−ơng đối đồng đều trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh tiến trình cơ giới hoá nông nghiệp, xây dựng đ−ờng giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh m−ơng, nâng cấp điểm b−u điện văn hoá xU, nhà văn hoá sinh hoạt thôn, tổ dân phố… Xây dựng thị trấn, thị tứ ở nông thôn gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị hoá của tỉnh.

Hiện nay, kết cấu hạ tầng về kinh tế và xU hội ở nông thôn của nhiều xU, huyện trong tỉnh còn rất yếu kém, nhất là ở những xU nghèo khó khăn, làm trầm trọng hơn sự khó khăn về phát triển kinh tế- xU hội, hạn chế sự làm giàu

của ng−ời dân. Đây chính là một trong những giải pháp quan trọng để XĐGN bền vững, hạn chế phân hoá giàu nghèo nông thôn và thành thị, giữa các vùng trong tỉnh.

Bằng nhiều nguồn vốn tập trung đầu t− xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xU hội thiết yếu ở nông thôn, nhất là ở các xU nghèo, khó khăn, nh− các công trình thuỷ lợi, đ−ờng giao thông, tr−ờng học, trạm y tế, chợ nông thôn, n−ớc sinh hoạt, điện, nhà b−u điện văn hoá cơ sở... tạo điều kiện cho ng−ời nghèo tiếp cận với các dịch vụ công.

Đầu t− xây dựng mới và nâng cấp mạng l−ới điện hiện có đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tiếp tục đầu t− nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 282, 284, 295, 271, 286, 280, 281… các tuyến đ−ờng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các nút giao thông 270, 271, Quốc lộ 38. Đẩy mạnh phong trào làm đ−ờng giao thông nông thôn, đến năm 2010 nhựa hoá hoặc bê tông hoá 90% hệ thống giao thông nông thôn, trong tỉnh. Nâng cấp hệ thống đê, kè, cống bảo đảm công tác phòng chống lũ lụt và ngập úng. Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh m−ơng và các công trình thuỷ lợi hiện có, đồng thời xây mới các công trình đầu mối bảo đảm tiêu n−ớc cho các vùng ngập úng (cả sản xuất nông nghiệp và khu công nghiệp đô thị), đủ n−ớc t−ới cho 100% diện tích gieo trồng, trong đó t−ới chủ động đạt trên 70% diện tích.

- Đối với các huyện vùng phía Bắc sông Đuống: phát huy lợi thế so

sánh để tập trung phát triển công nghiệp dịch vụ; hình thành các vùng hoa, cây cảnh, chăn nuôi ven đô thị.

- Đối với các huyện phía Nam sông Đuống: có lợi thế phát triển sản

xuất nông nghiệp, cần tập trung “dồn điền, đổi thửa” hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá lớn, vùng chăn nuôi tập trung, vùng nuôi trồng thuỷ sản …

Để thực hiện đ−ợc các mục tiêu đề ra, cấp huyện cũng nh− cấp xU phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch, khảo sát lập các dự án có tính khả thi cho từng

lĩnh vực, huy động mọi nguồn lực để thực hiện. Tr−ớc hết, các nguồn vốn có thể huy động là: hỗ trợ bằng ngân sách Nhà n−ớc các cấp; vay các tổ chức tín dụng, vốn trái phiếu Chính phủ, vận động các doanh nghiệp, cộng đồng nhân dân cùng đóng góp, tạo vốn từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, đổi đất lấy công trình, vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các ch−ơng trình, dự án. Tr−ớc mắt, huyện và các xU cần tranh thủ phần vốn hỗ trợ của tỉnh theo tỷ lệ hỗ trợ cho các công trình tại Quyết định số 85/2008/QĐ - UBND ngày 02.6.2008 của UBND tỉnh: tỉnh hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo nâng cấp trụ sở xU: 40%; xây dựng nhà văn hoá thôn: 40%; xây dựng đ−ờng giao thông: 40%; xây dựng kênh m−ơng: hỗ trợ 100% giá trị khi xây dựng kênh loại 1 và loại 2; hỗ trợ 50% với kiên cố hoá kênh loại 3; xây dựng tr−ờng học: 50%; xây dựng, cải tạo nâng cấp trạm y tế xU: 40%; xây dựng nâng cấp chợ nông thôn: 40% giá trị quyết toán.

Hoàn chỉnh hệ thống chính sách, rà soát, bổ sung những chính sách −u tiên cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân; loại bỏ những kẽ hở trong chính sách; ngăn chặn và đẩy lùi hiện t−ợng làm ăn phi pháp tạo ra chênh lệch không chính đáng về mức sống trong xU hội.

4.3.6. Khuyến khích làm giàu chính đáng

Đi đôi với đẩy mạnh XĐGN, tỉnh cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các quy định pháp luật của Nhà n−ớc nh−: Luật đầu t−, Luật doanh nghiệp và chủ tr−ơng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đồng thời chỉ đạo các cấp thực hiện đúng đắn đầy đủ các quy định của tỉnh về khuyến khích làm giàu, quy định về hỗ trợ vốn vay cho ng−ời nghèo, phát triển Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, mô hình kinh tế trang trại, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Tạo điều kiện thu hút đầu t−, nhất là đầu t− vào vùng xa, vùng nông thôn ở các xU khó khăn. Khuyến khích các tập thể, doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện về vốn liếng, tài sản, đất đai, kinh nghiệm thị tr−ờng đầu t− mở rộng sản xuất kinh doanh làm giàu hợp pháp. Ng−ời giàu sẽ

có cơ hội giàu hơn, từ đó có nhiều điều kiện hơn để hỗ trợ ng−ời nghèo. Khuyến khích phát triển “đầu mạnh” để có đủ sức kéo “đầu yếu” cùng v−ơn lên. Ng−ợc lại với ng−ời nghèo không vì ỷ lại, trông chờ thụ động vào sự đầu t− của Nhà n−ớc, sự hỗ trợ của cộng đồng, mà phải v−ợt khỏi sự tự ty để v−ơn lên thoát nghèo, tránh gánh nặng cho Nhà n−ớc và “đầu mạnh”… Nh− vậy, cũng sẽ góp phần để xU hội cùng phát triển, nâng cao thu nhập trong các tầng lớp dân c−, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)