Đối với hộ giàu

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

5. Những đóng góp mới của luận án

3.1.1. Đối với hộ giàu

Do có chủ tr−ơng phù hợp trong việc khuyến khích làm giàu, thu hút đầu t− và là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh nên mọi ng−ời dân thuộc các thành phần kinh tế, các khu vực (trong đó có nông thôn nông nghiệp) có điều kiện đầu t− mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, v−ơn lên làm giàu, góp phần vào sự tăng tr−ởng kinh tế cao của tỉnh (bình quân 10 năm 1997 - 2008 tốc độ tăng tr−ởng kinh tế trên 15%). Cùng với sự phát triển kinh tế chung toàn tỉnh, số hộ giàu cũng đ−ợc tăng lên: năm 2008, toàn tỉnh có 68.307 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập cao đ−ợc xếp vào hộ giàu (chiếm 28% tổng số hộ toàn tỉnh), tăng 11% so với năm 2007. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 1.788 trang trại (tăng 1.100 trang trại so với năm 2001). Bình quân vốn đầu t− cho 1 trang trại là 142,6 triệu đồng . Đến năm 2008 có 2.613 doanh nghiệp đ−ợc thành lập đi vào hoạt động (vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp trên 5,2 tỷ đồng). Đây chính là lực l−ợng quan trọng tham gia góp phần tăng tr−ởng kinh tế, XĐGN và hạn chế tốc độ gia tăng phân hoá giàu nghèo trong tỉnh.

Để nhận biết thực trạng hộ giàu ở Bắc Ninh nh− thế nào, chúng tôi đU so sánh với bình quân chung các hộ giàu cả n−ớc thông qua một số chỉ tiêu chọn lọc (Bảng 3.1).

Nhìn thực trạng có thể thấy, hộ giàu ở Bắc Ninh có thu nhập tăng nhanh trong những năm gần đây: năm 2002 và 2004 thu nhập còn thấp hơn bình quân hộ giàu cả n−ớc nh−ng có xu h−ớng tăng nhanh, vì thế đến năm 2006 mức thu nhập đU cao hơn bình quân hộ giàu cả n−ớc (1.550,4 nghìn đồng/ng−ời/tháng so với 1.541,7 nghìn đồng/ng−ời/tháng).

Bảng 3.1: Đặc điểm hộ giàu, nghèo ở nông thôn Bắc Ninh so với cả n−ớc

Tỉnh Bắc Ninh Cả n−ớc

Chỉ tiêu ĐVT

Hộ giàu Hộ nghèo Hộ giàu Hộ nghèo

- Nhân khẩu BQ/hộ năm 2006 ng−ời 3,7 4,1 3,9 4,6

- Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ

năm 2006 % 98,5 93,4 98,0 85,1

- Dân số từ 15 tuổi trở lên ch−a bao giờ

đến tr−ờng năm 2006 % 1,9 8,4 2,5 18,0

- Dân số có bằng Cao đẳng, Đại học % 12,0 0,2 14,1 0,2

- Tỷ lệ ng−ời có khám chữa bệnh trong

năm 2006 % 52,9 47,5 36,3 33,8

- Tỷ lệ hộ có mua BHYT năm 2006 % 64,3 23,5 57,1 66,3

- Thu nhập BQ/ng−ời/tháng

Năm 2002 1.000đ 648,2 142,9 872,9 107,7

Năm 2004 1.000đ 1.081,2 178,9 1.182,3 141,8

Năm 2006 1.000đ 1.550,4 225,1 1.541,7 184,3

- Chi tiêu BQ/ng−ời/tháng năm 2006 1.000đ 719,8 256,0 916,8 202,2 - Chi cho giáo dục BQ/ng−ời/tháng

năm 2006 1.000đ 1.949,2 671,9 2.443,0 425,0

- Chi cho y tế BQ/ng−ời/tháng năm

2006 1.000đ 355,8 182,7 1.007,9 313,0

- Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố năm 2006 % 66,9 32,1 46,0 7,5

- Tỷ lệ hộ đ−ợc vay vốn trong 12 tháng

năm 2006 % 37,5 56,2 26,2 47,4

- Trị giá trung bình 1 khoản vay của hộ

năm 2006 1.000đ 311.121 6.912 67.622 6.154

(Nguồn: [47, tr 47- 344])

Mặt khác hộ giàu ở Bắc Ninh cũng biểu hiện giàu hơn bình quân hộ giàu cả n−ớc thông qua nhiều chỉ tiêu so sánh, trong đó có 1 chỉ tiêu biểu hiện bên ngoài rất dễ nhận thấy là tỷ lệ hộ giàu có nhà ở kiên cố năm 2006 cao gấp 1,45 lần bình quân hộ giàu cả n−ớc. Giải thích vấn đề trên, theo chúng tôi là do:

Thứ nhất, một số nguyên nhân góp phần làm cho thu nhập của hộ giàu

Bắc Ninh cao hơn nh− nhân khẩu bình quân hộ của hộ giàu ở Bắc Ninh thấp hơn bình quân hộ giàu cả n−ớc (3,7 so với 3,9), trong khi tốc độ tăng tr−ởng

kinh tế của Bắc Ninh bình quân 5 năm gần đây cao gần gấp 2 lần cả n−ớc. Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ cao hơn bình quân hộ giàu cả n−ớc (98,5% so với 98%), dẫn đến họ biết lựa chọn lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thu nhập cao và có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhiều hơn.

Thứ hai, mặc dù thu nhập cao hơn, nh−ng hộ giàu ở Bắc Ninh lại chi

tiêu tiết kiệm hơn bình quân hộ giàu cả n−ớc (chỉ bằng 78,5%) để lấy tiền tích luỹ, có vốn đầu t− nhiều hơn cho sản xuất kinh doanh tạo thu nhập cao hơn hoặc có tiền xây nhà kiên cố nhiều hơn.

Thứ ba, ý thức kinh doanh làm giàu của hộ giàu ở Bắc Ninh cũng cao

hơn bình quân hộ giàu cả n−ớc, thể hiện ở tỷ lệ ng−ời vay vốn nhiều hơn (37,5% so với 26,2%) và nhất là trị giá một khoản vay cao gấp 4,6 lần.

Tất cả các yếu tố trên, góp phần làm cho hộ giàu ở Bắc Ninh có biểu hiện v−ợt trội hơn một số mặt so với bình quân hộ giàu cả n−ớc.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)