5. Những đóng góp mới của luận án
1.2.1. Sự phân hoá giàu nghèo trên thế giới
* Thực trạng chung
Phân hoá giàu nghèo là một hiện t−ợng kinh tế - xU hội gắn liền với các hình thái xU hội và chỉ bắt đầu hình thành từ khi trong xU hội có sự phân tầng xU hội, phân hoá giai cấp. Sự phân hoá giàu nghèo càng mạnh hơn khi kinh tế càng phát triển. Để chứng minh điều này, chúng tôi nghiên cứu hai thời kỳ tr−ớc và sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
- Phân hoá giàu nghèo tr−ớc chiến tranh thế giới thứ II
Mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ đều có sự phát triển khác nhau do những yếu tố tự nhiên và xU hội quy định, trong đó nhân tố con ng−ời là yếu tố quan trọng, quyết định mức độ phát triển của mỗi n−ớc.
Tr−ớc thời kỳ t− bản chủ nghĩa, sự phân hoá giàu nghèo ch−a thực sự gay gắt và phức tạp.
Thế kỷ thứ XVI, thời kỳ của quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất t− bản chủ nghĩa thực sự bắt đầu. Nhờ những phát minh, phát hiện trong nhiều lĩnh vực… và qua các cuộc phát kiến về địa lý đU tạo ra cơ sở cho sự phát triển ph−ơng thức sản xuất t− bản ở Tây Âu. Thời kỳ này, các quốc gia trở nên giàu có hơn các n−ớc khác là Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… đều do ở vị trí thuận lợi các tuyến đ−ờng hàng hải mới bắt đầu đóng vai trò chủ yếu trong th−ơng mại thế giới từ thế kỷ 16; điển hình nh− n−ớc Anh, sản l−ợng công nghiệp năm 1948 đU chiếm 45% tổng giá trị sản l−ợng công nghiệp thế giới [42, tr 69].
Năm 1870, khi chủ nghĩa t− bản tự do cạnh tranh chuyển sang hình thái mới chủ nghĩa t− bản độc quyền, bộ mặt nền kinh tế thế giới đU có nhiều biến đổi. Một số n−ớc t− bản với −u thế về địa lý và kinh tế công nghiệp phát triển đU trở nên rất giàu có nh− Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Nhật Bản, trong đó Anh là c−ờng quốc kinh tế đứng đầu [42, tr 73]. Trong thời kỳ này t− bản tài chính nắm quyền thống trị. Các tập đoàn t− bản độc quyền thực sự giành giật thị tr−ờng lẫn nhau. Tr−ớc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tám n−ớc đế
quốc (Anh, Pháp, Nga, Đức, áo, Mỹ, ý, Nhật Bản) đU trở nên cực kỳ giàu có
và xác lập đ−ợc vùng đất thuộc địa bao phủ bề mặt trái đất: 90% lUnh thổ châu Phi trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Đức… [42, tr 77].
Do sự phân chia không đều về thuộc địa, và những mâu thuẫn gay gắt giữa Anh, Pháp và Đức tất yếu dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) giữa các khối n−ớc đế quốc châu Âu để giành giật thị tr−ờng lẫn
nhau (Anh, Pháp, Nga, Đức, áo, ý). Trong và sau chiến tranh đế quốc lần thứ
chiến tranh, chỉ có 2 n−ớc giàu lên nhanh chóng là Mỹ và Nhật Bản. Nhờ việc bán vũ khí cho chiến tranh, thu nhập của Mỹ đU tăng 40%, Nhật tăng 25%.
Tiếp sau đó, chủ nghĩa phát xít Đức - ý- Nhật đòi chia lại thị tr−ờng thế
giới dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) đU lôi cuốn 61 n−ớc tham chiến với dân số 1,7 tỷ ng−ời, tổn thất vật chất trị giá khoảng 4.000 tỷ USD, hàng triệu ng−ời lâm vào cảnh nghèo đói, nhiều n−ớc bị tàn phá, trong khi đó chỉ có Mỹ là n−ớc nhờ cuộc chiến tranh mà tiếp tục giàu thêm nhanh chóng.
Trong suốt thời kỳ này, sự mâu thuẫn trong phát triển thể hiện rất rõ nét: những n−ớc bị tàn phá trong chiến tranh và các n−ớc thuộc địa thì rơi vào cảnh nghèo đói, ng−ợc lại những n−ớc chiến thắng trong cuộc chiến tranh, phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất vũ khí thì giàu lên nhanh chóng.
ở đây hình nh− tồn tại một quy luật: chiến tranh càng nhiều thì sự phân hoá
giàu nghèo càng lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là cần phải hạn chế chiến tranh giữa các dân tộc, sắc tộc để góp phần tạo sự công bằng xU hội.
- Phân hoá giàu nghèo sau chiến tranh thế giới thứ II
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khủng hoảng kinh tế diễn ra sâu sắc ở nhiều n−ớc t− bản Tây Âu. Các n−ớc này không còn khả năng tự khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. N−ớc Mỹ ít bị ảnh h−ởng của chiến tranh, với sự tập trung nguồn lực kinh tế, quân sự mạnh mẽ, trở thành trung tâm của chủ nghĩa t− bản (n−ớc Mỹ chiếm tới 56,6% công nghiệp, 32,5% ngoại th−ơng, 73,3% trữ l−ợng vàng thế giới). Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1913 - 1960) và tiếp sau là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ t− từ sau năm 1960 tạo điều kiện phát triển ngành vi điện tử, thông tin viễn thông, tự động hoá, công nghệ sinh học… Cuộc cách mạng công nghiệp lần này dẫn nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế của
các n−ớc, đ−a xU hội loài ng−ời b−ớc mạnh sang nền văn minh mới, xu thế quốc tế hoá các lĩnh vực ngày càng sâu sắc.
Các n−ớc t− bản phát triển trong nhóm G7 đều là n−ớc có nền công nghiệp hiện đại, mức thu nhập bình quân đầu ng−ời cao nhất thế giới, thể hiện đ−ợc sức mạnh nổi trội của mình trong việc chi phối thế giới; các n−ớc nghèo ngày càng bị lệ thuộc, sự phân hoá giàu nghèo giữa các n−ớc ngày càng lớn.
Đối với các n−ớc XHCN, trong thời kỳ đầu, kinh tế của Liên Xô (cũ) và các n−ớc XHCN ở Đông Âu tăng tr−ởng nhanh, có điều kiện cải thiện mức sống cho ng−ời dân, dẫn đến làm giảm bớt chênh lệch quá mức về thu nhập và phân hoá giàu nghèo.
Đối với các n−ớc đang phát triển, sau khi dành đ−ợc độc lập đến nay, phân chia thành các nhóm n−ớc sau: 100 n−ớc chậm phát triển, khoảng 60 n−ớc đang trong quá trình công nghiệp hoá, 13 n−ớc xuất khẩu dầu lửa (OPEC), 7 n−ớc công nghiệp mới. Để phân biệt với các n−ớc t− bản phát triển (OECD) với các n−ớc còn lại trên thế giới từ năm 1991 đến nay gọi là đang phát triển.
+ Giai đoạn tr−ớc năm 1990, hầu hết các n−ớc này trong một thời kỳ
dài có tốc độ tăng tr−ởng kinh tế chậm chạp (thời kỳ 1960 - 1987, tốc độ tăng tr−ởng kinh tế bình quân 4,2%/năm) và sự phân hoá giàu nghèo ở mức độ cao hơn các n−ớc t− bản chủ nghĩa phát triển, tình trạng nghèo tuyệt đối vẫn đang trầm trọng. Nhiều n−ớc do tăng tr−ởng âm, dân số lại tăng cao nên GDP bình quân đầu ng−ời liên tục giảm trong nhiều năm, đời sống nhân dân khổ cực. Cuối những năm tám m−ơi, các n−ớc đang phát triển chiếm tới 77% dân số thế giới, nh−ng chỉ chiếm 21% thu nhập của thế giới [42, tr 145].
Tình hình trên cho thấy, kinh tế càng phát triển thì sự chênh lệch giàu nghèo, phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân c− và giữa các n−ớc phát triển và các n−ớc đang phát triển ngày càng lớn. Năm 1980, Mỹ có thu nhập bình
quân đầu ng−ời cao hơn 160 lần thu nhập đầu ng−ời của Etiopia - một trong
những n−ớc nghèo nhất thế giới, và cao gấp 60 lần thu nhập đầu ng−ời của ấn
Độ - một trong những n−ớc lớn nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu ng−ời các n−ớc thuộc OECD cao gấp gần 58 lần các n−ớc thu nhập thấp.
Để thấy rõ hơn vấn đề này, chúng tôi hệ thống sự phân hoá giàu nghèo trong từng nhóm n−ớc giai đoạn tr−ớc năm 1990 (Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Mức GDP và GDP bình quân đầu ng−ời ở các nhóm n−ớc
Các n−ớc đang phát triển Các n−ớc thu nhập thấp Các n−ớc đang phát triển khác Các n−ớc t− bản phát triển (OECD) Năm GDP (tỷ USD) GDP/ng−ời (USD) GDP (tỷ USD) GDP/ng−ời (USD) GDP (tỷ USD) GDP/ng−ời (USD) 1965 168 96 209 159 1.391 200 1980 784 319 1.622 716 7.652 10.687 1990 1.070 350 2.409 839 15.672 20.178 (Nguồn: [27, tr301])
+ Từ năm 1990 đến nay, giai đoạn khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh
tế thế giới, do kinh tế tri thức phát triển trong thời đại công nghệ thông tin, do sự phân công lao động diễn ra ở tầm quốc tế, nền th−ơng mại và dịch vụ đang phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu, với việc hình thành và phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị tr−ờng, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng trở nên trầm trọng, hố ngăn cách giàu nghèo mỗi ngày một sâu sắc hơn. Theo số liệu của Liên hợp quốc, mức thu nhập của 20% dân số thế giới sống ở các n−ớc giàu từ chỗ lớn gấp 30 lần so với các n−ớc nghèo nhất vào năm 1960 đU tăng lên 74 lần vào năm 1997 [59, tr27].
Năm 2006, theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu ng−ời của Lúc-xăm-bua gấp 76,5 lần so với Việt Nam (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: GDP bình quân đầu ng−ời năm 2006 của một số n−ớc Đơn vị tính: USD Tên n−ớc Số l−ợng Tên n−ớc Số l−ợng 1. Lúc-xăm-bua 55.100 6. Ma-li 800 2. Na Uy 37.900 7. Ni-giê-ria 800 3. Mỹ 37.800 8. Việt Nam 720 4. Thuỵ Sỹ 32.700 9. Băng-la-đét 520
5. Thuỵ Điển 26.800 10. Đông-ti-mo 500
(Nguồn: Bách khoa toàn th− mở - Wikipedia 2008)
Tuy nhiên, ng−ời nghèo phân bố không đều ở các n−ớc và các khu vực,
ở châu á, châu Phi và châu Mỹ La tinh có số l−ợng ng−ời nghèo lớn nhất
(châu á gần 800 triệu ng−ời, châu Phi gần 500 triệu ng−ời, châu Mỹ La tinh
khoảng 75 triệu ng−ời). Cũng theo nhận định của một số nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế, ở một số vùng trên thế giới, số ng−ời nghèo có thể tăng lên tới 1,5 tỷ ng−ời vào năm 2025 [37, tr28]. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các n−ớc ngày càng lớn, dẫn tới các n−ớc nghèo bị lệ thuộc, chi phối bởi các n−ớc giàu, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Giàu nhất thế giới hiện nay là n−ớc Mỹ, mặc dù dân số Mỹ chỉ chiếm 5% tổng dân số thế giới, nh−ng hiện nay ng−ời Mỹ tiêu thụ 23% năng l−ợng, ăn 15% thịt, sử dụng đến 37% ô tô của thế giới [51]. Tuy là c−ờng quốc số 1 thế giới, nh−ng cuối năm 2006 theo số liệu điều tra của cơ quan Thống kê Mỹ, n−ớc Mỹ vẫn còn tới 12,6% tổng dân số phải sống d−ới mức nghèo khổ. Thu nhập bình quân của ng−ời Mỹ da đen chỉ bằng 60% của ng−ời da trắng. Sự gia tăng số ng−ời cực nghèo và sự tập trung sự cực giàu vào một số ng−ời cũng tăng lên, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngay trong lòng n−ớc Mỹ ngày càng lớn. Trong khi 1% số hộ gia đình giàu nhất n−ớc Mỹ nhận 17% toàn bộ thu nhập quốc gia, sở hữu hơn 33% toàn bộ giá trị thực và hơn 42% toàn bộ tài sản thực, thì gần 20% số hộ gia đình chỉ sở hữu 0% hoặc giá trị thực ít ỏi, 33% khác sở hữu tài sản thực có giá trị ch−a đến 10.000USD [33, tr 102].
Trên phạm vi toàn thế giới, tình trạng phân bố của cải cũng không công bằng và đều nhau ở từng nhóm ng−ời và các khu vực: 40% của cải của toàn thế giới nằm trong tay một nhóm nhỏ ng−ời chỉ chiếm 1% dân số thế giới. T−ơng tự nh− vậy, 10% dân số thế giới (thuộc bộ phận những ng−ời cực kỳ giàu có) kiểm soát 85% tiền mặt trên khắp thế giới.
Nh− vậy, có thể thấy sự phân hoá giàu nghèo giữa các n−ớc cũng rất lớn, của cải của thế giới tập trung cao ở Bắc Mỹ, Tây Âu và một vài n−ớc
thuộc khu vực châu á - Thái Bình D−ơng (Nhật Bản, Đài Loan). Những n−ớc
này sở hữu 90% toàn bộ của cải thế giới, còn lại một phần ba những n−ớc
nghèo nhất thế giới trong đó có ấn Độ, nhiều n−ớc châu á và đa số các n−ớc
châu Phi. Năm 2008, thế giới có 1.125 tỷ phú, tăng 179 ng−ời so với năm 2007 nh−ng phân bố không đều giữa các quốc gia [23] (Bảng 1.4).
Trong số những ng−ời lọt vào tốp 20 ng−ời giàu nhất thế giới, ở Mỹ có 4 ng−ời, đặc biệt nhà đầu t− danh tiếng thế giới ng−ời Mỹ Warren Buffett đU trở thành ng−ời giàu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản năm 2008 lên tới 62 tỷ USD, cao hơn tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam theo giá hiện hành năm 2005, (tổng GDP của Việt Nam năm 2005 là 53 tỷ USD). Sự chênh lệch này là cực kỳ lớn.
Bảng 1.4: Sự phân bố về các tỷ phú đô la Mỹ năm 2008
Tên n−ớc Số tỷ phú 1. Mỹ 469 2. Châu á 211 3. Nga 87 4. ấn Độ 50 5. Trung Quốc 42 6. Nhật Bản 27 7. Hàn Quốc 12 8. Các n−ớc khác 227
Ngay tại Liên minh châu Âu (EU), tỷ lệ ng−ời nghèo ở các n−ớc thành viên cũng còn ở mức cao, cuối năm 2006 là 73 triệu ng−ời (tỷ lệ 16%), trong khi chênh lệch giữa ng−ời giàu và nghèo trong khối cũng ngày càng gia tăng, nhất là từ khi mở rộng EU hồi đầu tháng 5/2005 sự chênh lệch giữa các n−ớc thành viên ngày càng lớn. Tại 25 n−ớc thành viên EU, hệ số chênh lệch thu nhập trung bình là 4,8 lần trong năm 2004, trong đó, n−ớc có tỷ lệ chênh lệch cao nhất là Bồ Đào Nha (7,2 lần) [16].
Nh− vậy, trong thời kỳ này có sự mâu thuẫn giữa phân hoá và phát triển trở nên rõ ràng hơn ngay trong một n−ớc, một bộ phận dân c− và cả trên phạm vi toàn thế giới. Điều này có thể đang trở thành một xu h−ớng: kinh tế càng phát triển thì phân hoá càng lớn; n−ớc càng giàu, phân hoá càng lớn giữa các vùng, khu vực và tầng lớp dân c−. Phân hoá giàu nghèo là tất yếu trong nền kinh tế thị tr−ờng; sự phân hoá càng trầm trọng hơn khi kinh tế ngày càng phát triển.
* Kinh nghiệm của một số n−ớc trong giải quyết phân hoá giàu nghèo
Trên thế giới xuất hiện nhiều mô hình khác nhau về giải quyết phân hoá giàu nghèo, mỗi quốc gia có những kinh nghiệm đặc thù phù hợp với điều kiện của mình. Sau đây xin nêu kinh nghiệm cụ thể của một số n−ớc:
Một là, nhóm các n−ớc phát triển
- ở V−ơng quốc Thuỵ Điển: ĐU có thời kỳ, Thuỵ Điển phát triển theo
mô hình Nhà n−ớc phúc lợi chung. Đặc tr−ng cơ bản của mô hình này là Nhà n−ớc rất coi trọng và có vai trò quan trọng trong phân phối. Năm 1995, chi tiêu của Chính phủ đạt mức 65% thu nhập quốc dân, trong lúc đó, ở các n−ớc khác mức chi tiêu trên chỉ đạt 33 - 52% [37, tr 33]. Chính phủ Thuỵ Điển đU thực hiện hàng loại các biện pháp để bảo đảm các nhu cầu tối thiểu của con ng−ời, quan tâm thoả đáng đến nhóm có thu nhập thấp nh− phân chia đất đai thành các điền trang trung bình, điền trang nhỏ, bảo đảm công việc làm đầy đủ cho ng−ời lao động, coi trọng chính sách phân phối lại thu nhập chủ yếu
thông qua các hình thức chuyển khoản nh− bảo hiểm xU hội, h−u trí, y tế, giáo dục… để giảm dần mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân c− (Hệ số Gini năm 1963 chỉ là 0,39). Vào những năm 80 ở Thuỵ Điển, 20% số hộ gia đình có thu nhập cao nhất nhận đ−ợc 26,9% thu nhập, còn 20% số hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhất đ−ợc h−ởng đến 8% thu nhập. Cùng thời gian trên 2 chỉ tiêu t−ơng ứng ở Mỹ là 41,9% và 4,7% [37, tr 19].
- ở Mỹ: Mỹ đ−ợc coi là n−ớc giàu nhất thế giới, nh−ng tỷ lệ ng−ời
nghèo khổ luôn dao động ở con số 13% từ 20 năm trở lại đây. Thu nhập của 10% hộ gia đình nghèo nhất n−ớc Mỹ chỉ ở mức năm 1979; trong khi đó, thu nhập hàng năm của 1% những ng−ời giầu nhất n−ớc Mỹ tăng 11,3%, gấp 45 lần ng−ời nghèo [26]. Năm 2008, n−ớc Mỹ có nhiều tỷ phú nhất thế giới (469 ng−ời), nh−ng vẫn còn tới 37 triệu ng−ời chiếm khoảng 12,6% số dân có thu nhập d−ới mức nghèo khổ, thu nhập bình quân của ng−ời Mỹ da đen chỉ bằng 60% của ng−ời da trắng. Nh− vậy, nạn nghèo khổ và sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn trầm trọng ở Mỹ. Để hạn chế phân hoá giàu nghèo, Chính phủ Mỹ đU