Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (IF T Immunofluorescent test) phát hiện kháng thể kháng một type phụ N đặc hiệu.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 41 - 44)

hiện kháng thể kháng một type phụ N đặc hiệu.

1.9. VACCINE PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM

1.9.1. Vaccine và những yếu tốảnh hưởng đáp ứng miễn dịch với vaccine 1.9.1.1. Vaccine 1.9.1.1. Vaccine

Vaccine là chế phẩm kháng nguyên gây trạng thái miễn dịch mà không gây bệnh. Vaccine dùng để kích thích đáp ứng miễn dịch nguyên phát, làm

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………30

30

tăng tế bào nhớ và khả năng đáp ứng miễn dịch khi tiếp xúc với kháng nguyên lần sau. Kháng nguyên trong vaccine không cần gắn với tác nhân gây bệnh hoạt tính mà chỉ cần kích thích cơ thể sản xuất kháng thể hoặc cytokine. Kháng thể hoặc tế bào T sản sinh cytokine sẽ phản ứng với kháng nguyên gắn với tác nhân gây bệnh thực sự.

1.9.1.2. Nhng yếu tnh hưởng đáp ng min dch vi vaccine

* Tính tương đng kháng nguyên:Chủng vi sinh vật dùng để sản xuất vaccine phải có tính tương đồng kháng nguyên với chủng gây bệnh ngoài thực địa. Một số chủng vi sinh gây bệnh không có miễn dịch chéo giữa các type phụ gây bệnh nên kháng nguyên vaccine phải phù hợp kháng nguyên vi sinh vật gây bệnh ngoài thực địa.

* Đáp ng min dch mang tính cá th: Cùng một loại vaccine sử

dụng trên cùng một đàn, nhưng đáp ứng miễn dịch khác nhau ở từng cá thể, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Chỉ những con khỏe mạnh, nuôi dưỡng tốt, hệ miễn dịch phát triển hoàn chỉnh sẽ có đáp ứng miễn dịch tốt.

* S ln dùng vaccine: Khi dùng vaccine lần đầu, đáp ứng miễn dịch thường yếu, hàm lượng kháng thể thấp và giảm đi rất nhanh. Để có được lượng kháng thể đủ bảo hộ thường phải tiêm nhắc lại (thường sau 2 - 4 tuần). Đáp ứng miễn dịch lần 2 sẽ cao hơn và tồn tại lâu hơn. Sau đó tiếp tục duy trì để nâng cao sức miễn dịch bằng các lượt tiêm theo qui trình nhắc lại tùy theo loại vaccine, đối tượng tiêm và tùy tình hình dịch bệnh.

*Cht b tr trong vaccine:Trong các loại vaccine vô hoạt thường có các chất bổ trợ được thêm vào với kháng nguyên nhằm nâng cao hiệu lực miễn dịch. Khi gắn với chất bổ trợ, kháng nguyên sẽ bị phân giải chậm hơn, phóng thích dần dần trong cơ thể. Chất bổ trợ tăng cường đáp ứng miễn dịch bằng cách kích thích đại thực bào làm nhiệm vụ thực bào hoặc kích thích tế

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………31

31

bào T, B. Chất bổ trợ thường là những chất trơ khó phân giải như dầu, parafin, hydroxyt nhôm, keo phèn ...

* Nguyên tc s dng vaccine: Thực hiện đúng qui trình tiêm phòng, đúng liều lượng, thao tác tiêm đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ lượng kháng nguyên trong mỗi liều vaccine để kích thích tạo kháng thể. Vaccine phải được được bảo quản tốt để đảm bảo chất lượng và hiệu lực vaccine.

Hiệu lực vaccine còn phụ thuộc vào đường tiêm. Mỗi loại vaccine tương ứng với phương pháp sử dụng khác nhau. Sử dụng không đúng không những không tạo được miễn dịch cần thiết, đôi khi còn gây ra các phản ứng nghiêm trọng sau khi chủng.

1.9.2.Sự cần thiết của tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm

Trong thực tế sản xuất, có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho các biện pháp an toàn sinh học không đủ mạnh để khống chế sự lây lan của các chủng virus độc lực cao hoặc xuất hiện kẽ hở nào đó mà bệnh có nguy cơ xâm nhập vào đàn gây bệnh. Do đó việc sử dụng vaccine có thể là một giải pháp có ích làm giảm thiệt hại kinh tế và góp phần khống chế bệnh có hiệu quả. Hiện tại có 2 quan điểm tồn tại song song trong việc sử dụng vaccine để

phòng chống bệnh cúm gia cầm thể độc cao (Bộ NN & PTNT, 2005a) [4].

* Quan đim ca OIE: Sử dụng vaccine trong phòng bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao là một biện pháp hỗ trợ song song với các biện pháp tổng hợp khác như tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh, an toàn sinh học, kiểm soát vận chuyển. Theo OIE sử dụng vaccine là dập dịch, hạn chế thiệt hại trực tiếp và hạn chế sự lây lan của virus.

* Quan đim ca Trung Quc: Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch cúm gia cầm của OIE khi dịch nổ ra. Trung Quốc còn cho việc sử dụng vaccine nhằm mục đích phòng bệnh. Điều đó xuất phát từ cơ sở Trung Quốc là nước có lượng thủy cầm (chủ yếu là vịt) chiếm đại đa số và bằng 75% tổng số vịt trên toàn thế giới, do vậy nếu tiêu hủy đàn vịt có kháng

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………32

32

thể kháng lại virus cúm gia cầm thì thiệt hại rất lớn. Trung Quốc sử dụng các biện pháp đồng bộ song song với việc sử dụng vaccine trong toàn quốc nhằm khống chế các ổ dịch xảy ra và phòng trừ lây lan từ nước ngoài, từ địa phương có dịch sang địa phương khác.

Những nghiên cứu thực nghiệm và các nghiên cứu thực địa cho thấy vaccine được sử dụng đúng sẽ đạt được một số mục đích như:

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 41 - 44)