Độc lực của virus cúm gia cầm

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 28 - 29)

Độc lực của virus cúm gia cầm có sự dao động lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để đánh giá độc lực của virus cúm, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm vào tĩnh mạch 0,2ml nước trứng đã được gây nhiễm virus với tỷ lệ pha loãng 1/10. Sau đó đánh giá mức độ nhiễm bệnh của gà để cho điểm (chỉ số IVPI). Điểm tối đa là 3 điểm và đó là virus có độc lực cao nhất. Theo Quy định của Tổ chức Dịch tễ

Thế giới (OIE) năm 1992 [38], bất cứ virus cúm nào có chỉ số IVPI > 1,2 trên gà 6 tuần tuổi, hoặc bất kỳ virus cúm nào thuộc subtype H5 hoặc H7 có trình tự axit amin trùng với trình tự axit amin của chủng độc lực cao là thuộc loại - HPAI (Highly Pathogenic Avian Influenza). Căn cứ vào độc lực, các nhà khoa học đã thống nhất chia độc lực của virus cúm ra làm 3 loại:

+ Virus có đc lc cao: Sau 10 ngày tiêm tĩnh mạch cho gà, virus phải làm chết 75% - 100% số gà thực nghiệm. Khi phân lập từ gà bệnh, virus phát triển tốt và gây bệnh tích tế bào trong môi trường nuôi cấy tế bào không có Tripsin. Riêng đối với chủng virus H5 và H7 độc lực thấp, nếu mọc tốt trên môi trường tế bào không có Tripsin, trình tự axit amin trùng với trình tự axit amin của đoạn H chủng độc lực cao thì được xác định là chủng độc lực cao.

+ Virus có đc lc trung bình: Là những chủng virus gây dịch cúm gà với triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết gà không quá 15% số gà bị

nhiễm bệnh tự nhiên hoặc không gây quá 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm.

+ Virus có đc lc thp (nhược đc): Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà, có thể gây ra dịch nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không tạo bệnh tích đại thể và không làm chết gà.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………17

17

Trong thực tế người ta chia virus cúm gà ra làm 2 loại: Loại virus có độc lực thấp - LPAI (Lowly Pathogenic Avian Influenza) và loại virus có độc lực cao - HPAI (Highly Pathogenic Avian Influenza).

Cho đến nay người ta thừa nhận chỉ có 2 biến chủng virus có cấu trúc kháng nguyên H5, H7 được coi là loại có độc lực cao gây bệnh ở gia cầm, nhưng không phải tất cả các chủng mang gen H5, H7 đều gây bệnh. Các vụ

dịch lớn xảy ra đều do virus HPAI gây ra thường là virus có kháng nguyên H5, H7 và H9. Thực tế chứng minh rằng các chủng có độc lực thấp trong quá trình lưu hành trong thiên nhiên và trong đàn thuỷ cầm có thể đột biến nội gen hoặc đột biến tái tổ hợp để trở thành các chủng có độc lực cao - HPAI (Collins, 2002) [32].

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 28 - 29)