Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 c ơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 91 - 94)

- Chú ý khi chạy PCR phải có mẫu đối chứng dương và đối chứng âm đi kèm (mẫu đối chứng có thể là nước cất).

3.3.5.Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 c ơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006

c ầm H5N1 tron g2 năm 2006-2007 Năm 2006 Năm

3.3.5.Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 c ơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006

Các đàn gà của 4 cơ sở chăn nuôi sau khi tiêm vaccine theo quy trình (2 mũi cách nhau 1 tháng) được lấy mẫu huyết thanh 4 lần để kiểm tra hiệu giá kháng thể. Mỗi lần lấy mẫu kiểm tra cách nhau một tháng. Tỷ lệ bảo hộ

sau tiêm phòng được tính trên cơ sở hiệu giá kháng thể của các mẫu huyết thanh kiểm tra. Mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2 được xem là mẫu bảo hộ. Cơ sở chăn nuôi có từ 70% số mẫu bảo hộ trở lên được xem là đàn bảo hộ (Cục Thú y, 2007) [12].

Nhằm đánh giá rõ hơn về tỷ lệ bảo hộ của đàn gà sau khi tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 ở 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007, chúng tôi tổng hợp kết quả thu được trên bảng 3.14.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………80

80

Bng 3.14. Tng hpt l bo h ca đàn gà các thi đim sau khi tiêm

vaccine ti 4 cơ s chăn nuôi gà ging quc gia trong 2 năm 2006 - 2007 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ bảo hộ (%) Tỷ lệ bảo hộ (%) Cơ sở giống 1tháng 2tháng 3tháng 4tháng 1tháng 2tháng 3tháng 4tháng Trại gà Liên Ninh 93,55 91,67 95,65 50,77 96,92 95,24 87,78 79,66 TTNCGC Thụy Phương 94,37 91,04 68,96 80,64 100 96,67 100 93,55 CTCPGGC Ba Vì 90 73,33 62,13 3,33 100 100 96,67 90 CTCPGGC Lương Mỹ 91,67 65,15 66,67 6,67 100 80 96,67 86,67

Qua số liệu tổng hợp trong bảng 3.14 cho thấy, nhìn chung tỷ lệ bảo hộ

của đàn gà giảm dần từ 1 - 4 tháng sau khi tiêm vaccine ở cả 2 năm 2006 và 2007. Theo tiêu chí đánh giá của Công văn số 623 của Cục Thú y năm 2007 (Cục Thú y, 2007) [12] thì mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể HI ≥ 1/16 (4 log2) được coi là hiệu giá bảo hộ của cá thể gia cầm; đàn gia cầm được bảo hộ là đàn có ≥ 70% số cá thể có hiệu giá HI ≥ 1/16 (4 log2), huyết thanh có kháng thể cao khi hiệu giá huyết thanh > 4 log2, huyết thanh không được bảo hộ khi hiệu giá huyết thanh < 4 log2. Và theo Phòng quản lý chất lượng của Intervet International, Boxmeer, Hà Lan dựa trên tiêu chuẩn của EU cũng đưa ra mức hiệu giá kháng thể tối thiểu có trong huyết thanh có khả năng bảo hộ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………81

81

trên thì hầu nhưở tất cả các thời điểm lấy mẫu kiểm tra năm 2007 đàn gà đều có khả năng bảo hộ chống cúm gia cầm.

Năm 2007, có nhiều thời điểm đàn gà còn có khả năng bảo hộ 100%, nhất là ở thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vaccine cả 3 cơ sở là Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì, Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ đàn gà đều đạt tỷ lệ bảo hộ 100% chống bệnh cúm gia cầm. Đây chính là con số mong muốn của các nhà chăn nuôi cho đàn gia cầm của mình sau khi tiêm vaccine. So với năm 2006 có rất nhiều thời điểm đàn gà không đạt mức bảo hộ, không đủ 70% số mẫu đạt hiệu giá bảo hộ.

Năm 2006 Trại gà Liên Ninh ở 3 tháng đầu sau khi tiêm tỷ lệ bảo hộ đạt từ 91,67% - 95,65%, nhưng đến thời điểm 4 tháng sau khi tiêm giảm hẳn còn 50,77% đàn gà lúc này không đủ khả năng bảo hộ chống bệnh.

Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương thời điểm 3 tháng sau tiêm năm 2006 giảm gần mức bảo hộ 68,96%.

Đặc biệt năm 2006 Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Ba Vì có 2 thời điểm 3 và 4 tháng sau tiêm không đạt mức bảo hộ, 4 tháng sau tiêm còn 3,33% bảo hộ tỷ lệ này là quá thấp. Ở Công ty Cổ phần Giống Gia cầm Lương Mỹ có tới 3 thời điểm từ 2 tháng đến 4 tháng sau tiêm đàn gà không đủ

70% tỷ lệ bảo hộ cho đàn gà, chỉ có 1 tháng sau tiêm là đạt khả năng bảo hộ. So sánh với tỷ lệ bảo hộ chung của cả nước ở lần giám sát thứ nhất là 67,06% (Bùi Quang Anh, 2005) [2], thì tỷ lệ bảo hộ của đàn gà trong nghiên cứu của chúng tôi năm 2006 có một số thời điểm thấp hơn nhưng sang năm 2007 đã cao hơn rất nhiều.

Từ kết quả này đã chứng tỏ rằng công tác tiêm phòng cho đàn gà ở cả 4 cơ sở giống quốc gia năm 2007 tốt hơn so với năm 2006. Năm 2007, hầu hết các cơ sở đã có nhiều kinh nghiêm trong việc tiêm phòng cho đàn gà của mình, kỹ thuật tiêm cũng được nâng cao.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………82

82

Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà ở 4 thời điểm khác nhau sau khi tiêm vaccine tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 và 2007, được thể

hiện trên hình 3.5. 93.55 96.92 91.67 95.2495.65 87.78 50.77 79.66 94.37 100 91.04 96.67 68.96 100 80.64 93.55 90.00 100 73.33 100 62.13 96.67 3.33 90.00 91.67 100 65.15 100 66.67 96.67 6.67 86.67 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 T l b o h (% )

Liên Ninh Thụy Phương Ba Vì Lương Mỹ

1 tháng năm 2006 1 tháng năm 2007 2 tháng năm 2006 2 tháng năm 2007 3 tháng năm 2006 3 tháng năm 2007 4 tháng năm 2006 4 tháng năm 2007

Hình 3.5. So sánh t l bo h ca đàn gà các thi đim sau khi tiêm vaccine cúm gia cm H5N1 ti 4 cơ s chăn nuôi gà ging

quc gia trong 2 năm 2006 - 2007

3.4. KIỂM TRA SỰ CÓ MẶT CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM H5N1 TRÊN ĐÀN GÀ ĐƯỢC TIÊM PHÒNG VACCINE TRONG 2 NĂM

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 91 - 94)