Chức năng thực hiện: Do các lymph oT mang dấu ấn CD8 đảm nhi ệm có 2 loại:

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 35 - 38)

+ Lympho T gây độc (TC): Chúng gây độc đối với tế bào bị nhiễm virus, tế bào ung thư và mảnh ghép dị loài. Chúng có khả năng nhận biết các mảnh peptit của kháng nguyên của tế bào đích gắn với phân tử MHC lớp 1.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………24

24

+ Lympho T ức chế (TS): Chúng triệt thoái quá trình sản xuất imunoglomunin của tế bào B và triệt thoái ức chế các phản ứng quá mẫn muộn và miễn dịch tế bào.

1.5. DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM GIA CẦM1.5.1. Phân bố dịch 1.5.1. Phân bố dịch

Virus cúm gia cầm phân bố ở khắp nơi trên thế giới trong các loài gia cầm, dã cầm và cả động vật có vú.

Sự phân bố và lưu hành của virus cúm gia cầm khó xác định được chính xác và còn chịu ảnh hưởng bởi các loài vật nuôi, hoang dã, tập quán chăn nuôi gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ, hệ thống báo cáo dịch bệnh và phương pháp nghiên cứu.

Sự phân bố và lưu hành virus cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi toàn cầu do sự di trú của các dã cầm, do đó rất khó dự đoán khi nào virus xuất hiện, gây thành dịch cho đàn gia cầm nuôi và việc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các loài dã cầm với loài gia cầm nuôi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm (Nguyễn Trung Tiến, 2006) [28].

1.5.2. Động vật cảm nhiễm

Tất cả các loài chim thuần dưỡng (gia cầm), chim hoang dã (đặc biệt thuỷ cầm di trú) đều mẫn cảm với virus. Bệnh thường phát hiện khi lây nhiễm cho gia cầm (gà, gà tây, chim cút).

Phần lớn các loài gia cầm non đều mẫn cảm với virus cúm type A. Virus cúm type A còn gây bệnh cho nhiều loài động vật có vú từ loài sống trên cạn đến loài sống dưới nước như lợn, ngựa, chồn, cá voi, hải cẩu, thú hoang dã và cả con người.

Lợn mắc bệnh cúm thường do phân type H1N1 và H3N2 với biểu hiện giãn phế quản, phế nang có dịch tiết và hạch khí quản, phổi bị sưng, tụ huyết.

Vịt nuôi cũng bị nhiễm virus cúm nhưng ít phát bệnh do vịt có sức đề

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………25

25

gà và gà tây. Tuy nhiên, năm 1961 ở Nam Phi đã phân lập được virus cúm type A H5N1 gây bệnh cho cả gà và vịt.

Loài chồn cảm nhiễm cao với virus cúm. Trong một ổ dịch tại một trại nuôi chồn ở Thụy Điển đã phân lập được virus cúm type A H4N10, chồn mắc bệnh 100% nhưng chỉ chết 3%. Phân type này đang lưu hành trong các loài gia cầm. Hiện nay đã phân lập được virus cúm từ vịt bầu, ngỗng, gà Nhật, gà gô, gà lôi .

1.5.3. Động vật mang virus

Virus cúm hầu hết đã được phân lập từ các loài chim hoang dã như vịt, thiên nga, vẹt, vẹt đuôi dài, vẹt mào, diều hâu, chim sẻ, mòng biển…

Tần suất và số lượng virus phân lập được ở loài thuỷ cầm đều cao hơn các loài khác. Những kết quả điều tra thuỷ cầm di trú ở Bắc Mỹ cho thấy trên 60% chim non mang virus do tập hợp đàn trước khi di trú. Trong các loài thuỷ

cầm di trú thì vịt trời có tỷ lệ bị nhiễm virus cao hơn các nhóm khác.

Các kết quả điều tra về sự phân bố rộng của virus cúm type A ở chim hoang dã và đặc biệt là vịt trời đã cho thấy: Sự kết hợp các kháng nguyên bề

mặt H và N của các subtype virus cúm type A diễn ra ở chim hoang dã. Những virus này không gây độc đối với vật chủ, chúng được nhân lên ở

đường ruột khiến cho các loài này mang virus và là nguồn reo rắc virus cho các loài khác, đặc biệt là gia cầm.

Đã có nghiên cứu phát hiện nhiều virus cúm từ những loài vịt đi đầu trong mùa di trú, sau khi xuất hiện đã gây ra dịch ở gà tây. Vịt từ khi bị nhiễm đến khi bắt đầu thải virus trong vòng 30 ngày. Theo tác giả Bùi Quang Anh và cộng sự năm 2004 [1] cho biết, virus được duy trì trong số đông vịt trời cho tới mùa sinh sản tiếp theo lại truyền cho các con non theo đường tiêu hoá do virus bài thải theo phân, gây ô nhiễm ao, hồ.

Nghiên cứu sự lưu hành của virus cúm gia cầm ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long tác giả Nguyễn Tiến Dũng và cộng

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………26

26

sự năm 2005 [14], đã phát hiện thấy vịt nuôi là con vật mang trùng và gây bệnh trong khu vực Châu thổ Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, chính đàn vịt thuần hoá là nơi lưu giữ virus cúm gia cầm và gây ra dịch

ở địa phương sau khi đợt dịch lần thứ nhất kết thúc.

1.5.4. Sự truyền lây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi gia cầm nhiễm virus cúm, virus được nhân lên trong đường hô hấp và đường tiêu hoá. Sự truyền lây của bệnh được thực hiện theo 2 phương thức:

- Lây trc tiếp: Do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 35 - 38)