KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 97 - 99)

- Chú ý khi chạy PCR phải có mẫu đối chứng dương và đối chứng âm đi kèm (mẫu đối chứng có thể là nước cất).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Dựa vào những kết quả thu được trong nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 do Trung Quốc sản xuất, chúng tôi có một số kết luận như sau:

Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 không gây phản ứng cho đàn gà giống ông bà, bố mẹ và không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ đẻ trứng của đàn gà.

Tất cả các đàn gà của 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia đều có đáp ứng miễn dịch khi được tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1.

Trong 2 năm 2006 và 2007, đối với cả 4 cơ sở giống do trung ương quản lý, hiệu giá kháng thể đạt cao nhất của đàn gà là 1 tháng sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1, sau đó giảm dần đến 4 tháng sau khi tiêm. Hiệu giá kháng thể trung bình đạt mức cao nhất ở thời điểm 1 tháng là 7,67 log2.

Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch bảo hộ cho đàn gà kéo dài 4 tháng sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1.

Tỷ lệ bảo hộ của đàn gà ở cả 4 cơ sở giống quốc gia năm 2007 cao hơn năm 2006. Năm 2007 tất cả các thời điểm lấy mẫu kiểm tra tỷ lệ bảo hộ

đạt từ 79,66% - 100%, trong khi đó năm 2006 còn rất nhiều thời điểm đàn gà không đủ khả năng bảo hộ.

Kết quả kiểm tra sự có mặt của virus qua mẫu dịch ổ nhớp (swab) của đàn gà được tiêm vaccine của 4 cơ sở bằng phản ứng RT - PCR đều cho kết quả âm tính.

Kết quả giám sát sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm ở cả 4 cơ sở

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………86

86

Tiêm vaccine phòng cúm gia cầm đã góp phần đem lại hiệu quả rõ rệt cho các cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia, dịch cúm gia cầm đã không xảy ra ở các cơ sở này.

2. ĐỀ NGHỊ

Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi không đánh giá hết được đáp ứng miễn dịch của gia cầm tại nhiều cơ sở chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Vì vậy, chúng tôi đề nghị:

Tiếp tục nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng đối với các loại vaccine cúm trên gia cầm (gà, vịt) tại tất cả các cơ sở chăn nuôi.

Cần phải có lịch tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cụ thể không chỉ

đối với các trại giống quốc gia mà với tất cả các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên phạm vi cả nước, vì hiện tại đang tiêm đại trà 2 lần trong năm.

Phải thường xuyên giám sát sau tiêm phòng vaccine cúm đối với đàn gia cầm, để xác định thời gian cần phải tiêm nhắc lại.

Kiểm tra, đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng khi tổ chức tiêm phòng trên diện rộng.

Nghiên cứu biến đổi của chủng virus H5N1 trên thực tế và sự lưu hành chủng virus khác để xem xét phù hợp đối với các loại vaccine đang sử

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………87

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liu tiếng vit

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)