Vaccine này bảo vệ gia cầm từ lúc mới nở và thậm chí trong trứng cho hiệu quả bảo vệ bệnh tốt.
1.9.5. Các loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm được sử dụng ở Việt Nam Nam
* Vaccine Trovac AIV H5
Vaccine Trovac AIV H5 là vaccine véctơ tái tổ hợp virus đậu sống chứa gen Hemagglutinin H5 của virus cúm chủng A/turkey/Ireland/1378/83 H5N8. Sử dụng trên đàn gà thịt và gà đẻ, có thể tiêm phòng cho gà bất cứ độ
tuổi nào, nhưng không sử dụng tiêm ngừa cho những đàn gà đã tiêm phòng vaccine đậu gà hoặc nhiễm bệnh đậu gà trước đó.
Việc tiêm phòng vaccine Trovac AIV H5 được thực hiện tại cơ sở ấp. Vaccine được sử dụng qua đường tiêm dưới da nơi gáy cổ bằng máy tiêm bán tự động hay tự động, có thể tiêm đồng thời với vaccine phòng bệnh Marek do đó thuận lợi và dễ kiểm soát hơn so với thực hiện tại hộ chăn nuôi. Vaccine tạo đáp ứng miễn dịch sớm.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………37
37
Vaccine này không tạo miễn dịch truyền ngang từ đàn gà được chủng ngừa nuôi chung với gà con nhạy cảm chưa tiêm phòng. Việc giám sát tiêm phòng có thể dễ dàng thực hiện bằng xét nghiệm HI sử dụng kháng nguyên A/turkey/Ireland/1378/83 H5N8. Giám sát việc nhiễm virus từ môi trường trên đàn gà tiêm vaccine có thể bằng xét nghiệm AGP hoặc xét nghiệm ELISA.
* Vaccine vô hoạt Nobilis influenza H5N2 (Hà Lan)
Vaccine vô hoạt sau khi cấy virus và nhân lên trong phôi trứng, được kết hợp với chất bổ trợ nhũ dầu. Virus sử dụng làm vaccine thuộc type A (type phụ H5N2, dòng A/chicken/Mexico/232/94/CPA). Hiệu giá kháng thể
trung bình sau 3 tuần chủng vaccine là 7 log2. Mức độ miễn dịch đạt cao nhất là 3 - 4 tuần sau 2 lần chủng ngừa. Sử dụng cho gà thịt, gà bố mẹ và gà đẻ trứng. Chủng lần đầu cho gà 8 - 10 ngày tuổi, gà đẻ và gà bố mẹ nên chủng thêm lần 2 sau lần đầu 4 - 6 tuần, sau đó nhắc lại 16 - 18 tuần.
* Vaccine vô hoạt H5N2 chủng N28 của Công ty Phát triển Công nghệ Sinh học Harbin Weike (Trung Quốc)
Chủng virus tạo vaccine là A/turkey/England/N - 28/73 H5N2, là chủng virus có độc lực thấp nhập từ Phòng thí nghiệm tham chiếu Quốc tế
Weybridge - Anh. Vaccine được sử dụng để phòng bệnh cúm gà do type phụ
H5. Hàm lượng kháng thể đạt mức cao 8 log2 trong tuần thứ 5 sau khi sử
dụng. Hiệu giá này được duy trì trong vòng 4 tuần. Mức độ bảo hộ của kháng thể có thể đến tuần thứ 23 sau tiêm phòng. Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đã phê chuẩn vaccine này là một sản phẩm mới dùng cho gia cầm từ tháng 12/2003. Vaccine này đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong các ổ
dịch cúm gia cầm thể độc lực cao năm 2004 (Tô Long Thành, 2005) [24].
* Vaccine vô hoạt H5N1 chủng Re - 1 Strain của Công ty Phát triển Công nghệ Sinh học Harbin Weike (Trung Quốc)
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………38
38
Re - 1 Strain được sản xuất từ chủng A/goose/Guangdong/1996/H5N1 tái tổ
hợp với virus cúm của người, sau đó được vô hoạt. Vaccine được dùng phòng bệnh cúm gia cầm do type phụ H5. Hàm lượng kháng thể đạt mức độ cao nhất là 9 log2 trong tuần thứ 3 sau khi sử dụng. Hiệu giá kháng thể có thể duy trì trong vòng 4 tuần. Mức độ bảo hộ của kháng thể có thể đến tuần thứ 25 sau tiêm phòng. Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đã phê chuẩn vaccine này là một sản phẩm mới dùng cho gia cầm từ tháng 1/2005. Vaccine có hiệu quả đối với bệnh cúm gia cầm, kích thích gia cầm sản xuất kháng thể với hiệu giá cao và thời gian bảo hộ dài. Các thực nghiệm phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng thủy cầm được tiêm chủng với vaccine này không bị nhiễm và không thải virus cúm gia cầm (Tô Long Thành, 2005) [24].
* Vaccine H5N9 của Merial sử dụng tiêm phòng cho ngan
Ngày 20/12/2006 Bộ Nông nghiệp - PTNT đã có quyết định bổ sung đối tượng ngan vào Dự án “Sử dụng vaccine nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn 2005 - 2006”. Vaccine sử dụng tiêm phòng cho ngan có tên Bioflu H5N9 của Công ty Merial ở Italia sản xuất.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………39
39
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều tra một số chỉ tiêu chăn nuôi và biểu hiện lâm sàng của đàn gà sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở gà giống quốc gia sau khi tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 tại 4 cơ sở gà giống quốc gia trong 2 năm 2006 - 2007
Giám sát lâm sàng: Khảo sát ảnh hưởng của vaccine đến tỷ lệ chết, tỷ
lệ đẻ của đàn gia cầm trước và sau khi tiêm vaccine.
2.1.2. Đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn gà tại 4 cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia ở các thời điểm khác nhau sau khi được tiêm phòng đầy giống quốc gia ở các thời điểm khác nhau sau khi được tiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine cúm gia cầm H5N1 theo quy định trong 2 năm 2006 - 2007
Giám sát huyết thanh: Đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn gà tại 4 cơ
sở chăn nuôi ở các thời điểm 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng sau khi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 trong 2 năm 2006 và năm 2007.
2.1.3. Kiểm tra sự lưu hành của virus cúm gia cầm H5N1 trên đàn gà được tiêm phòng vaccine trong 2 năm 2006 - 2007 được tiêm phòng vaccine trong 2 năm 2006 - 2007
Giám sát virus: Kiểm tra sự có mặt của virus cúm H5 trong dịch ổ nhớp của đàn gà được tiêm vaccine cúm gia cầm.
2.2. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các chủng loại gà giống ông bà, bố mẹ
hướng thịt và hướng trứng đã được tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 theo quy định của nhà nước.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………40
40
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại các địa điểm sau đây: