Có kế hoạch, lộ trình cụ thể và thời gian sử dụng vaccine trong chiến lược phòng chống chung.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 44 - 46)

lược phòng chống chung.

Theo Breytenbach (2004) [7] việc sử dụng vaccine đòi hỏi sự thận trọng, cần có chế độ giám sát chặt chẽ và tùy tình hình của mỗi quốc gia.

Thực tế cho thấy hiệu quả chương trình tiêm chủng cho các kết quả

khác nhau từ nước này qua nước khác mà nguyên nhân lý giải là khác nhau ở

chỗ sử dụng các biện pháp phòng bệnh hỗ trợ trực tiếp cho chương trình tiêm chủng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………33

33

1.9.3. Sơ lược các loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm

* Vaccine vô hot đng chng (Inactivated homologous vaccine)

Là những loại vaccine được sản xuất giống như dạng autovaccine, nghĩa là chủng virus trong vaccine có cấu trúc kháng nguyên giống như chủng virus cúm gây bệnh trên thực địa. Những loại vaccine này đã được sử dụng tại Mexico, Pakistan. Trung Quốc đã sử dụng vaccine vô hoạt đồng chủng H5N1 phòng bệnh cúm gia cầm cho đàn vịt. Vaccine loại này có tác dụng phòng bệnh và làm giảm lượng virus bài thải ra môi trường, tuy nhiên không thể chẩn đoán phân biệt gia cầm được tiêm chủng và gia cầm đã tiếp xúc với mầm bệnh (Trần Xuân Hạnh, 2004) [15].

* Vaccine vô hot d chng (Inactivated heterologous vaccine)

Được sản xuất từ chủng virus cúm có kháng nguyên H giống chủng virus gây bệnh ngoài thực địa, nhưng kháng nguyên N có sự dị biệt với chủng gây bệnh trên thực đia. Vaccine đã được sử dụng tại Hồng Kông trong dịch cúm gà do chủng H5N1 từ năm 1997. Trung Quốc đã sử dụng vaccine type phụ H5N2 phòng bệnh cúm gia cầm và đạt được một số thành công trong việc kiểm soát và khống chế dịch cúm gia cầm. Vaccine có tác dụng làm giảm tính mẫn cảm của gia cầm đối với lây nhiễm (cần liều virus cao hơn mới có thể gây nhiễm) và làm giảm được lượng virus bài thải ra môi trường. Nhờ sự khác biệt kháng nguyên N giữa chủng virus vaccine và virus gây bệnh ngoài thực địa, bằng các xét nghiệm huyết thanh học người ta có thể nhận diện những gia cầm bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với virus từ môi trường. Đây là một trong những ưu điểm lớn của vaccine, nhờ đó có thể thành lập ngân hàng vaccine dự phòng dịch bệnh xảy ra.

* Vaccine tái t hp (Recombinant vaccine)

Một số loại vaccine sống được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp gen để

phòng bệnh cúm gia cầm. Vaccine tái tổ hợp gen H5 với virus đậu đã được nghiên cứu, phát triển và sử dụng tại Mexico, vaccine tái tổ hợp gen H7 với virus đậu,

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………34

34

vaccine tái tổ hợp gen H5, H7 và virus gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Việc sử dụng vaccine tái tổ hợp để khống chế bệnh cúm gà được thực hiện tại Mexico phòng bệnh cúm do chủng H5N2. Trung Quốc cũng đang phát triển loại vaccine này để phòng bệnh cúm gia cầm (Breytenbach, 2004) [7]. Vaccine tái tổ hợp cho phép phân biệt giữa động vật nhiễm bệnh và động vật tiêm chủng vaccine bởi chúng không tạo ra kháng thể kháng lại kháng nguyên nucleoprotein phổ biến ở tất cả virus cúm. Chỉ có những gia cầm nhiễm bệnh trên thực địa mới tạo ra kháng thể nhóm A (nucleoprotein) và được phát hiện bằng phản ứng ELISA hoặc phản ứng kết tủa trên thạch.

1.9.4. Tình hình sử dụng và sản xuất vaccine cúm gia cầm trên thế giới 1.9.4.1. S dng vaccine cúm gia cm 1.9.4.1. S dng vaccine cúm gia cm

- Mexico đã có chương trình sử dụng vaccine phòng chống bệnh cúm gia cầm từ tháng 1/1995 và đã sử dụng 1,3 tỷ liều vaccine vô hoạt và 850 triệu

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 44 - 46)