Lây gián tiếp: Lây gián tiếp qua cách ạt khí dung trong không khí với kho ảng cách gần hoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệ nh bà

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 38 - 41)

thải qua phân hoặc lây qua chim, thú, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, phương tiện vận chuyển … Đây chính là phương thức lây truyền chủ yếu.

Như vậy virus cúm dễ dàng lây truyền tới vùng khác do con người, dụng cụ, thức ăn chăn nuôi và các phương tiện vận chuyển. Đối với các virus gây bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm thì sự truyền lây chủ yếu qua phân và đường miệng. Bệnh chủ yếu truyền ngang (do tiếp xúc), chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể truyền dọc (qua phôi thai) vì những phôi bị nhiễm virus thường chết mà không phát triển được.

1.5.5. Cơ chế sinh bệnh

Virus xâm nhập qua đường hô hấp hay tiêu hóa và nhân lên trên tế bào niêm mạc, sau đó virus theo hệ thống mạch máu hay bạch huyết gây nhiễm trùng huyết và nhân lên ở các cơ quan nội tạng, não và da. Sự tổn hại do virus cúm gây ra là kết quả của một trong 3 tiến trình:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………27

27

- Ảnh hưởng gián tiếp từ sự sản sinh các chất trung gian tế bào như

cytokine.

- Nghẽn mạch cục bộ do huyết khối.

Đối với virus có độc lực thấp thì việc nhân lên thường giới hạn ở đường hô hấp và tiêu hóa. Gia cầm có biểu hiện bệnh và chết đa số thường do tổn hại cơ quan hô hấp đặc biệt khi kèm theo nhiễm trùng thứ phát.

1.6. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CÚM GIA CẦM

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh cúm gia cầm rất khác nhau và bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như: Độc lực của virus, loài nhiễm bệnh, lứa tuổi, nhiễm vi khuẩn kế phát hoặc các yếu tố môi trường tác động. Do đó bệnh lý gây ra ở mỗi ổ dịch cũng khác nhau.

* Trường hp nhim virus không đc lc: Gia cầm bệnh không có những dấu hiệu lâm sàng nhưng có thể có sự biến đổi huyết thanh. Tuy nhiên một số chủng không độc lực có khả năng trở thành độc lực thông qua sự biến đổi gen.

* Trường hp nhim virus đc lc thp hoc trung bình: Chim hoang dã nhiễm virus cúm không có dấu hiệu lâm sàng. Gia cầm nuôi có các bất thường trong cơ quan hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục. Dấu hiệu phổ biến nhất là các triệu chứng hô hấp từ nhẹ tới nặng như ho, hắt hơi, tiết nhiều nước bọt... Tỷ lệ chết từ 3% ở gà đẻ nuôi nhốt lồng, 15% ở gà thịt. Trên gà đẻ và gà giống, gà mái ủ rủ, sản lượng trứng giảm 45% và trở lại bình thường sau 2 - 4 tuần.

* Trường hp nhim virus đc lc cao: Gia cầm chết nhanh đột ngột mà không có triệu chứng trong vòng 24 - 48 giờ. Tỷ lệ bệnh, chết có thể lên đến 100%. Có thể phát hiện các dấu hiệu như: Giảm hoạt động, kém ăn, yếu gầy, giảm sản lượng trứng, sốt, ho, khó thở chảy nước mắt, đứng tụm lại một chỗ, lông xù. Dấu hiệu đặc trưng là phù đầu, mặt, da tím tái, chân xuất huyết hoặc rối loạn thần kinh như run đầu, cổ, không đứng được, trẹo cổ.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………28

28

1.7. BỆNH TÍCH

Các biểu hiện bệnh tích thay đổi tùy thuộc vào loài mắc bệnh, khả năng gây bệnh của virus và sự nhiễm bệnh kế phát.

Nhiều trường hợp gia cầm chết ở thể bệnh quá cấp không có những bệnh tích, bệnh lý đại thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các bệnh tích có thể có nhưng không đặc trưng như mất nước, xung huyết cơ quan tiêu hóa và cơ.

Nếu bệnh diễn tiến chậm sẽ có bệnh tích xuất huyết điểm, các vết bầm

ở tất cả các cơ quan: thanh quản, khí quản, vành đai tim, bộ máy tiêu hóa (mề, tiền mề, ruột, hậu môn). Gia cầm bệnh có bệnh tích phù dưới da rất nặng, nhất là ở đầu và khớp gối. Buồng trứng đôi khi có xuất huyết nặng. Thường có các

ổ hoại tử trên tụy, lách, tim, thỉnh thoảng trên gan và thận (Swayne, 2003) [44], (Lê Văn Năm, 2004) [21].

1.8. CHẨN ĐOÁN

1.8.1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán phân biệt lâm sàng dựa vào triệu chứng, bệnh tích và tính chất dịch tễ để xác định bệnh cúm gia cầm với các bệnh khác như Newcastle, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản truyền nhiễm, bạch lỵ… Phổ

biến là virus cúm thường ghép với Mycoplasma. Trong trường hợp gia cầm bị

bệnh tụ huyết trùng và các bệnh nhiễm trùng huyết khác, có thể quan sát thấy hiện tượng phù ở mào và tích ở gia cầm bệnh.

1.8.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm

v Chn đoán virus hc

* Phân lp và đnh danh

Phương pháp thích hợp để phân lập virus là tiêm truyền qua phôi trứng gà hoặc tế bào nuôi cấy. Để giám định virus phân lập được, dùng phản ứng HI với kháng huyết thanh chuẩn của các type phụ.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………29

29

* Phát hin kháng nguyên

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà giống quốc gia được sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm h5n1 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)