II. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN.
3. Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực hiện thường xuyên không?
BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ
Công ty AB
BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ
Hôm nay, vào hồi 15 giờ 30 phút ngày 31/12/2004, Ban kiểm kê gồm có: Ông Nguyễn Văn Thanh: Kế toán trưởng
Bà Nguyễn Thị Cúc: Kế toán tiền mặt Bà Lê Hồng Mai: Thủ quỹ
Cùng tham gia kiểm kê quỹ tiền mặt của toàn bộ các xí nghiệp và văn phòng Công ty .
Đơn vị: đ
STT Diễn giải Số lượng Số tiền
I Số dư theo sổ quỹ 389.920.500
II Số kiểm kê thực tế 389.920.500 1 Loại 100.000 2.000 200.000.000 2 Loại 50.000 2.000 100.000.000 3 Loại 20.000 3.540 30.540.000 4 Loại 10.000 2.071 20.710.000 5 Loại 5.000 5.023 25.115.000 6 Loại 2.000 4.446 8.892.000 7 Loại 1.000 4.106 4.106.000 8 Loại 500 1.115 557.500 9 Loại 200 0 0 10 Loại 100 0 0 III Chênh lệch 0
+ Lý do: - Thừa: Không - Thiếu: Không
+ Kết luận sau khi kiểm quỹ:
Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiền mặt
Tính toán
Kỹ thuật tính toán được kiểm toán viên sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán về tính chính xác số học của các khoản mục được kiểm toán. Kiểm toán viên vận dụng phương pháp này để tính cộng dồn số dư, số phát sinh theo tháng, theo quý của từng tài khoản theo đối ứng bên nợ, bên có để xác định số dư cuối kỳ của tài khoản đang kiểm tra. Kiểm toán viên sử dụng cách này để thu thập bằng chứng đối với các tài khoản có số dư cuối kỳ. Bên cạnh đó, kiểm toán viên còn vận dụng kỹ thuật tính toán để thu thập bằng chứng về tính chính xác của các phép tính trên các hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, tính lại chi phí lãi vay, chi phí khấu hao, giá thành, các khoản dự phòng, các khoản thuế phải nộp, số cộng dồn trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp…
Để kiểm tra sự chính xác của số dư trên sổ cái tài khoản tiền mặt, kiểm toán viên tính toán như sau: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Phát sinh nợ – Phát sinh có trên các sổ chi tiết TK111 và so sánh với kết quả tính toán được với số liệu trên sổ cái TK111, Bảng cân đối phát sinh, BCĐKT, Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.
Bảng 13: Trích mẫu giấy tờ làm việc của kiểm toán viên