Cách lập kế hoạch cá nhân:

Một phần của tài liệu Ngữ văn 10 - Kì I (3 cột) (Trang 90 - 93)

1. Thể thức mở đầu:

- Tiêu đề.

- Họ tên, nơi làm việc, học tập của người viết.

* Lưu ý: Khi viết kế hoạch cá nhân cho riêng mình thì ko cần nêu tên, nơi làm việc, học tập của mình.

2. Nội dung kế hoạch:

- Địa điểm. - Thời gian.

- Nội dung công việc cần làm. - Dự kiến kết quả đạt được.

3. Cách thức trình bày:

- GV nhận xét, bổ sung, khẳng định đáp án.

- GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thiện theo bảng hệ thống. Hs đọc, thảo luận làm các bài tập. HS trả lời - Ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng. III. Luyện tập: 1. Bài 1: - VB có các thông tin: + Nội dung công việc. + Thời gian thực hiện.  tính chất chung chung.

- Thiếu: Dự kiến kết quả cần đạt.

 Là bản thời gian biểu chứ ko phải là bản kế hoạch cá nhân.

2. Bài 2:

* Nội dung công việc:

(1) Viết dự thảo báo cáo- dự kiến nội

dung:

- Kiểm điểm quá trình thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kì qua của chi đoàn:

+ Những việc đã làm được. + Những mặt yếu kém.

- Phương hướng công tác trong nhiệm kì tới.

(2) Cách thức tiến hành đại hội:

- Thời gian, địa điểm.

- Người tổ chức trang hoàng cho đại hội. - Bí thư báo cáo các ưu- nhược điểm trong hoạt động của chi đoàn.

- Đề cử, ứng cử ban chấp hành chi đoàn. - Bầu ban kiểm phiếu

- Bỏ phiếu. - Văn nghệ.

- Kết quả kiểm phiếu. - Bế mạc đại hội. 3. Bài 3: Nội dung công việc Yêu cầu Cách thực hiện Thời gian hoàn thành ... ... ... ... 4. Củng cố:

- Lập bản kế hoạch chi tiết ôn tập môn Ngữ Văn lớp 10, tập 1.

5. Dặn dò:

- Soạn bài: Thơ Hai-cư (Ba-sô)

Phê duyệt của tổ chuyên môn (BGH) : Ngày ...tháng...năm 2009 Ban Giám hiệu Tổ CM

Ngày soạn: 05/12/2009. Ngày giảng: 07/12/2009. Tiết 53- Đọc văn:

THƠ HAI-CƯ CỦA BA- SÔ.A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Làm quen với văn học Nhật Bản, hiểu được vài nét cơ bản về thơ Hai-cư. - Nắm được các giá trị tư tưởng và nghệ thuật cơ bản của thơ Ba-sô.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và tình cảm nhân đạo.

B.Phương tiện thực hiện:

- HS: Soạn bài theo các câu hỏi trong sgk.

- GV: Soạn thiết kế dạy- học, một số tài liệu tham khảo.

C. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phơng pháp: đọc diễn cảm, trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy- học:1. Ổn định tổ chức lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp:

Kiểm tra sĩ số: 10A2: 10A3: 10A4:

2. Kiểm tra bài cũ.3. Bài mới: 3. Bài mới:

Nếu dân tộc ta tự hào với thể thơ lục bát, người Trung Quốc tự hào vì có thơ Đường,... thì người Nhật Bản lại tự hào vì có thơ Hai-cư, một thể thơ có số lượng âm tiết ngắn nhất thế giới. Trong số rất nhiều thi sĩ làm thơ Hai-cư, M. Ba-sô được đánh giá là bậc thầy. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số bài thơ Hai-cư tiêu biểu của ông.

Hoạt động của Giáo viên HĐ của HS Nội dung cần đạt

- Cuộc đời và sự nghiệp của Ba-sô có gì đáng chú ý?

- Qua phần tiểu dẫn, em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của thơ Hai-cư?

- GV: Tinh thần Thiền tông: con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa. Những hiện tượng của tự nhiên có sự tương giao và chuyển hoá lẫn nhau.

- Tình cảm thân thiết, gắn bó của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 ntn?

- Em thấy Ba-sô ghi lại sự

HS đọc tiểu dẫn - sgk. HS trả lời I. Đọc- tiếp xúc văn bản: 1. Vài nét về Ba-sô: - Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694).

- Quê hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê)

- Gia đình: võ sĩ cấp thấp.

- 28 tuổi, ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu).

- 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước.

- Con người: tài hoa, ưa lãng du.

- Ông được đánh giá là bậc thầy về thơ Hai-cư.

- Các tác phẩm: Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh

đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689).

2. Thể thơ Hai-cư:

- Có 17 âm tiết (hơn một chút), ngắn nhất thế giới, được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5). - Thường miêu tả thiên nhiên theo mùa (quý đề), sử dụng những từ miêu tả thiên nhiên mùa (quý ngữ).

- Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa phương Đông.

- Cảm thức thẩm mĩ: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng.

- Ngôn ngữ: hàm súc, thiên về gợi, ko tả. - Thi pháp “chân không”: sử dụng những mảng trắng, hoảng trống trong bài thơ như một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 10 - Kì I (3 cột) (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w