Nguyên nhân 1 Khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)

2.3.3.1 Khách quan

Thứ nhất, do cơ chế chính sách và văn bản của Nhà nước, của ngành ngân hàng và các ngành liên quan còn bất cập, chưa phù hợp dẫn đến khó khăn trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng cũng như hoạt động tín dụng. Cụ thể như đến nay vẫn chưa có thông tư cụ thể hoá các quy định tại nghị định 163 về giao dịch bảo đảm là một chính sách quan trọng, trực tiếp điều chỉnh vấn đề bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng. Quy chế cho vay hiện nay đang được các TCTD thực hiện theo QĐ1627/2001/QĐ-NHNN có nhiều điểm không còn phù hợp trong cơ chế hoạt động tín dụng hiện nay, thời gian ban hành văn bản cũng quá lâu. Hiện nay ngoài một số ít TCTD thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được NHNN cho phép hầu hết các TCTD đều thực hiện phân loại nợ theo các tiêu chí định tính chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn nợ gốc và lãi được quy định tại QĐ493/2005/QĐ-NHNN và QĐ18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung không còn phù hợp và đánh giá được chất lượng tín dụng của TCTD từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu thanh tra giám sát hoạt động tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng cũng như hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, do hệ thống tổ chức hoạt động của thanh tra giám sát ngân hàng tại các chi nhánh đang trong quá trình hoàn thiện, thanh tra giám sát chi nhánh NHNN tỉnh thành phố chịu sự chỉ đạo song trùng của NHNN chi nhánh địa bàn và thanh tra giám sát NHNN Việt Nam. Thanh tra giám sát chi nhánh chưa được độc lập trong việc lập, xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung trong hoạt động thanh tra.

Thứ ba, nội dung và hệ thống các chỉ tiêu giám sát, hệ thống các báo cáo bắt buộc phục vụ giám sát đối với các TCTD, chương trình giám sát đang trong quá trình hoàn thiện. Mô hình tổ chức hoạt động đối với cấp chi nhánh NHTM trên địa bàn là đơn vị phụ thuộc, luân chuyển vốn điều hoà với hội sở chính dẫn đến hiệu quả giám sát qua các chỉ tiêu đối với đối tượng này không cao.

Thứ tư, hoạt động tín dụng trên địa bàn phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế, ngành nghề trên địa bàn. Tỉnh Phú Thọ là khu vực có nhiều tìêm năng để phát triển nhiều nghành, lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ..; thì gian gần đây đã có nhiều chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư trong tỉnh như mở rộng khu công nghiệp, ưu đẫi đầu tư.. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã có nhiều hoạt động tiêu cực trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh nhiều doanh nghiệp, cá nhân có tầm nhìn, năng lực quản lý, chính sách kinh doanh rõ ràng còn nhiều doanh nghiệp, cá nhân không đủ năng lực hoặc kinh doanh quá quy mô, khả năng hiện có, năng lực kinh doanh yếu dựa vào nguồn vốn vay TCTD có nhiều nguy cơ rủi ro trong kinh doanh gây khó khăn trong thanh tra giám sát hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Hoạt động đầu tư tín dụng tại một số

TCTD không tập trung vào các lĩnh vực khuyến khích, có tiềm năng trên địa bàn mà nguồn vốn tín dụng tập trung nhiều vào một nhóm ngành nghề có rủi ro như cho vay tàu thuyền, cầm đồ, cho vay tiêu dùng.. ảnh hưởng đến công tác quản lý tín dụng trên địa bàn.

Thứ năm, do trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chỉ có QTDND cơ sở là đơn vị hoạt động ngân hàng có tư cách pháp nhân song lại là TCTD hợp tác trình độ hạn chế chưa có hệ thống quản trị rủi ro, bộ máy kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả vì vậy chưa thể thực hiện thanh tra trên cở sở rủi ro theo định hướng của thanh tra giám sát NHNN Việt Nam đối với các QTD ND cơ sở.

Thứ sáu, hoạt động tín dụng có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực dẫn đến khi thanh tra trực tiếp cán bộ thanh tra phải nắm bắt, nghiên cứu ngành nghề, lĩnh vực và vấn đề liên quan của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có quan hệ tín dụng được thanh tra đòi hỏi mất thời gian, công sức. Số lượng các khoản vay tại các TCTD ngày càng lớn, đa dạng trong khi thời gian thanh tra trực tiếp có hạn dẫn đến khó khăn trong việc đạt tỷ lệ dư nợ được thanh tra và đánh giá được chất lượng tín dụng của TCTD.

Thứ bảy, TCTD là đối tượng được thanh tra có đơn vị có lúc biểu hiện không hợp tác, cố tình trì hoãn việc cung cấp hồ sơ tài liệu, giải trình khi thanh tra trực tiếp gây khó khăn Đoàn thanh tra.

2.3.3.2 Chủ quan

Thứ nhất, lực lượng đội ngũ cán bộ thanh tra giám sát tại chi nhánh còn thiếu và chưa đầy đủ, hoàn thiện về chất lượng. Nguyên nhân do quá trình học tập, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu và cập nhật chế độ văn bản của ngành và nắm bắt, vận dụng trong thực tiễn của cán bộ thanh tra không đồng đều dẫn đến chất lượng trong hoạt động thanh tra trực tiếp không thống nhất. Cụ thể có cán bộ khả năng nhận diện dấu hiệu và phát hiện tồn tại, sai phạm còn hạn chế hoặc khả năng phân tích, đánh giá nguyên nhân, mức độ sai phạm đã phát hiện chưa tốt. Cán bộ thanh tra có khả năng đánh giá toàn diện rủi ro tín dụng cũng như thực tế hoạt động của doanh nghiệp, khách hàng vay vốn, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong hoạt động doanh nghiệp không nhiều, còn thiếu khả năng bao quát, số lượng cán bộ đáp ứng điều kiện hoạt động độc lập trong thanh tra trực tiếp chưa nhiều. Nhiều cán bộ thanh tra đã in đậm tiềm thức về thanh tra tuân thủ, chưa được tiếp cận, chưa hiểu rõ về thanh tra trên cơ sở rủi ro dẫn đến chưa thể thực thi có hiệu quả thanh tra hướng đến dựa trên cơ sở rủi ro.

Thứ hai, Thanh tra giám sát chưa tạo lập được các kênh thông tin liên lạc kịp thời phục vụ cho hoạt động giám sát. Nhiều thông tin khi thu thập được không còn tính kịp thời làm mất tác dụng cảnh báo. Thanh tra giám sát chưa chủ động khi tiếp cận thông tin từ phía các TCTD.

Thứ ba, trong thanh tra trực tiếp còn chưa phát huy cao kỷ luật, nguyên tắc hoạt động đoàn thanh tra, kết quả thanh tra còn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề khác ngoài phạm vi hoạt động nghiệp vụ.

Thứ tư, khả năng tiếp nhận và trình độ tin học của nhiều cán bộ còn hạn chế dẫn đến chậm thời gian trong các khâu tổng hợp, báo cáo, giám sát từ xa trên máy tính, xử lý văn bản trực tiếp trên máy tính.

Thứ sáu, Thanh tra giám sát chi nhánh còn chậm trong nắm bắt, cập nhật quy trình, chính sách mới trong hoạt động tín dụng của các TCTD. Một số nghiệp vụ ít va chạm nên không có kinh nghiệm như thanh toán L/C, hoạt động bảo lãnh, hoạt động ngoại hối.. Chưa chú trọng và giám sát chặt chẽ việc chấp hành kiến nghị, xử lý, chỉnh sửa và khắc phục các tồn tại sau thanh tra. Thực hiện giám sát đối với hoạt động đoàn thanh tra còn chưa được quan tâm.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)