Đào tạo, sử dụng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 57)

- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng

3.2.7Đào tạo, sử dụng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng cung như thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nói chung trên địa bàn, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng dội ngũ cán bộ và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng. Thanh tra giám sát cần xây dụng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cụ thể theo hướng:

- Bố trí các cán bộ có trình độ, giàu kinh nghiệm thực tiễn hướng dẫn và đào tạo trực tiếp cho cán bộ mới thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

- Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong thực tế, cập nhật và phổ biến các văn bản, chế độ chính sách mới.

- Điều phối và phân công cán bộ phù hợp trong quá trình thanh tra từ các lãnh đạo.

Việc bố trí và sắp xếp công việc cho các cán bộ thanh tra và giám sát phải đảm bảo duy trì khối lượng công việc vừa phải, thúc đầy đào tạo và phát triển chuyên môn cho cán bộ thanh tra, tránh sự trùng lặp trong công việc, hoàn thành công tác thanh tra đúng tiến độ, xác định và lên kế hoạch những yêu cầu về chuyên môn.

Để nâng cao hiệu quả thanh tra tại chỗ, cán bộ được phân công làm trưởng đoàn thanh tra cần xây dựng nội dung về nhân sự trong đoàn thanh tra: đảm bảo lựa chọn cán bộ phù hợp nội dung, yêu cầu (như thanh tra về tín dụng, ngân quỹ, nguồn vốn, kế toán..); sắp xếp những mức trình độ cần thiết cho từng nội dung thanh tra dựa trên những đánh giá của trưởng đoàn về rủi ro và độ phức tạp của nội dung này ở các mức cao, trung bình, thấp.

Cán bộ thanh tra cần xây dựng và định hướng việc tự học tập, trau dồi bổ sung kiến thức về các lĩnh vực liên quan nhằm giải quyết tốt những vấn đề gặp phải trong thực tế, những lĩnh vực cơ bản cán bộ thanh tra cần nắm được như tín dụng, kế toán ngân hàng; tài chính và kế toán, kiểm toán doanh nghiệp; luật kinh tế (về doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, thương mại, hợp đồng kinh tế), luật dân sự, đất đai, giao dịch bảo đảm..

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm, phân loại cán bộ thanh tra để có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và hát triển đội ngũ. Có chương trình chuẩn về đào tạo thanh tra viên ngân hàng, ngoài những tiêu chuẩn chung về thanh tra viên theo quy định của pháp luật, thanh tra viên ngân hàng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra giám sát ngân hàng, hiểu biết và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 57)