Đổi mới, nâng cao hiệu quả thu thập thông tin liên quan hoạt động tín dụng phục vụ thanh tra giám sát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 57)

- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng

3.2.8Đổi mới, nâng cao hiệu quả thu thập thông tin liên quan hoạt động tín dụng phục vụ thanh tra giám sát

dụng phục vụ thanh tra giám sát

Công tác thu thập, nắm bắt thông tin chiếm vị trí quan trọng đối với hiệu quả trong giám sát từ xa cũng như thanh tra trực tiếp. Đối với thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng bên cạnh việc thu thập thông tin, yêu cầu báo cáo số liệu để phục vụ cho giám sát từ xa, cán bộ thanh tra được phân công theo dõi đối với TCTD nào cần theo dõi sát diễn biến tình hình tín dụng tại TCTD đó để phục vụ cho giám sát cũng như thanh tra trực tiếp. Cụ thể cần nắm được diễn biến phát sinh các khoản vay mới, các khoản nợ xấu, việc thu hồi nợ, xử lý dự phòng rủi ro.., đồng thời cập nhật, bổ sung việc ban hành các văn bản về chế độ, chính sách tín dụng của TCTD đó.

Chủ động thiết lập và yêu cầu báo cáo thông tin thường xuyên đối với chi nhánh TCTD trên địa bàn, nắm bắt kịp thời, cụ thể tình hình hoạt động, phối hợp với các bộ phận làm việc chức năng trực tiếp (tín dụng, quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro..) của chi nhánh TCTD yêu cầu giải trình, báo cáo khi có vấn đề phát sinh cũng như cảnh báo kịp thời. Đối với các NHTM Trung ương có sự trao đổi thông tin về kết quả thanh tra giám sát đối với chi nhánh TCTD đó trên địa bàn, phối hợp và trao đổi kết quả với bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD những vấn đề liên quan chi nhánh TCTD.

Đối với cấp độ thanh tra giám sát NHNN chi nhánh trên địa bàn tỉnh, phối hợp với bộ phận tổng hợp, thu thập báo cáo cả số liệu tổng hợp và chi tiết, nắm được toàn diện diễn biến quan hệ tín dụng trên địa bàn, bám sát và theo dõi các khách hàng có dư nợ lớn, quan hệ nhiều TCTD trên địa bàn, các khách hàng cá nhân có quan hệ nhiều TCTD, dư nợ lớn so với quy mô hoạt động, các ngành nghề, lĩnh vực được tập trung đầu tư.. để có cảnh báo và thanh tra trực tiếp kịp thời.

Nâng cao phương pháp thu thập thông tin tín dụng, bên cạnh thông tin tín dụng (CIC) cần kết hợp các kênh thông tin khác nắm được khách hàng quan hệ tín dụng như thông tin về đối tượng nộp thuế (trang web Tổng cục thuế) nắm được thông tin về địa chỉ, ngành nghề, số đăng ký kinh doanh, mã số thuế, tình trạng nộp thuế.. đồng thời nắm được tình trạng chủ doanh nghiệp đứng tên nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp nào.. Cán bộ giám sát tổng hợp các khách hàng có quan hệ tại nhiều TCTD trên địa bàn nắm được tình hình phân nhóm nợ tín dụng đối với từng khách hàng thống nhất, có thông báo đối với việc phân nhóm nợ chênh lệch giữa các TCTD.

Với chức trách được giao, cán bộ giám sát chủ động thông tin, trao đổi nắm bắt với TCTD về các khách hàng, món tín dụng quan trọng có vấn đề, sau đó tổng hợp thông tin tại toàn địa bàn để đưa ra nhận định về khách hàng, khoản tín dụng cần lưu ý như việc tập trung nhiều TCTD tài trợ 1 khách hàng, nhóm khách hàng, dự án.. có phù hợp về quy mô, năng lực, việc trung thực trong báo cáo tình hình với TCTD của khách hàng, nhận bảo đảm tiền vay giữa các TCTD có chồng chéo, trùng lặp..

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 57)