- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng
3.3.3 Kiến nghị đối với các TCTD
Các TCTD hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Các TCTD phải thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ để thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định nội bộ của TCTD trên tất cả các lĩnh vực, tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc. TCTD phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh và thực trạng tài chính. Ban kiểm soát của TCTD có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của TCTD, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ TCTD.
TCTD cần coi trọng và đánh giá đúng vị trí, chức năng của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn cần nâng cao tính độc lập, quyền hạn của bộ phận kiểm soát nội bộ, đảm bảo bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ được độc lập trong hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao hoạt động theo phương pháp giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp. Thực tế bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại một số TCTD còn bộc lộ những hạn chế như giám đốc vừa chỉ đạo hoạt động kinh doanh vừa chỉ đạo quản lý công tác kiểm tra theo cơ chế phân cấp và uỷ quyền, cán bộ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ khác được phân công, bố trí cán bộ thiếu năng lực làm công tác kiểm tra, phương pháp
kiểm tra chủ yếu liệt kê các thủ tục còn thiếu hoặc các sai sót nhỏ, không nắm và đánh giá đúng bản chất diễn biến hoạt động kinh doanh dẫn đến kiểm tra còn mang tính hình thức, thiếu tác dụng thúc đẩy chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do vậy cần nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ kiểm tra, nâng cao tính khách quan, độc lập; chỉ trực tiếp chịu sự điều hành, chỉ đạo của giám đốc (Tổng giám đốc) TCTD.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của TCTD đối với công tác thanh tra giám sát NHNN, coi công tác thanh tra giám sát là công việc thường xuyên, tất yếu và các TCTD cần chủ động trao đổi, phối hợp với Thanh tra giám sát NHNN nhằm thực hiện mục tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng là thực tế không tránh khỏi và hoạt động tín dụng ngân hàng luôn diễn biến phức tạp, chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hoạt động của TCTD. Kiểm soát được chất lượng tín dụng, phòng ngừa và cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra là mục tiêu đối với công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay, đồng thời đảm bảo hoạt động tín dụng được các TCTD tuân thủ nghiêm ngặt theo quy chế, chính sách của Nhà nước đảm bảo tính lành mạnh, hiệu quả, bền vững là yêu cầu đặt ra đối với công tác thanh tra giám sát tín dụng ngân hàng.
Dựa trên những cơ sở lý luận về thanh tra giám sát hoạt động tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng; phân tích, đánh giá tổ chức hoạt động, quy trình, nội dung nghiệp vụ, những kết quả đạt được, những mặt ưu điểm và tồn tại đối với công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại, hạn chế. Từ đó tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra giám sát hoạt động tín dụng tại NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ, tác giả đã đề xuất kiến nghị đối với NHNN Việt Nam, các TCTD và các cơ quan có chức năng để hỗ trợ cho hoạt động thanh tra giám sát tín dụng và vì mục tiêu chung của sự tăng trưởng tín dụng bền vững, an toàn, hiệu quả.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý luận về TTGS hoạt động tín dụng ngân hàng cùng với kiến thức đã học tập, tích luỹ; kinh nghiệm thực tiễn và trong công tác thanh tra của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường, diễn biến hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn diễn ra nhanh chóng nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót - hạn chế, rất
mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các đồng nghiệp. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Cô TS. Trần Thị Hồng Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này./.