Phân tích tài chính trong thanh tra trực tiếp hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 60)

- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng

3.2.11Phân tích tài chính trong thanh tra trực tiếp hoạt động tín dụng

Trong thanh tra trực tiếp (tại chỗ) hoạt động tín dụng tại các TCTD, bên cạnh kiểm tra việc chấp hành các quy trình, quy chế tín dụng việc đánh giá khả năng, năng lực tài chính của đối tượng quan hệ tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và rủi ro tín dụng và đáp ứng điều kiện tín dụng theo quy định. Trong đó phân tích báo cáo tài chính là nội dung quan trọng nhất trong việc đánh giá năng lực, tình trạng tài chính của khách hàng cũng như chất lượng và rủi ro của khoản tín dụng.

Sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng trong phân tích, thẩm định khách hàng.

Nâng cao kỹ năng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dự báo dòng tiền của doanh nghiệp. Đối với hoạt động cho vay, để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng cán bộ thanh tra dựa trên những phân tích về số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo sản xuất kinh doanh nhưng việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng, báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh khả năng tạo tiền cũng như các luồng tiền ra vào của doanh nghiệp, từ đó đánh giá được mức độ, khả năng tạo tiền của doanh nghiệp. Bằng phương pháp phân tích, dự báo lưu chuyển tiền tệ có thể xác định trước dòng tiền ra, nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản để xác định việc thẩm định, xét duyệt cho vay số tiền và thời hạn vay có phù hợp hay không.

Đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh khách hàng trong điều kiện thời gian, lạm phát.

Số liệu báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp trên hồ sơ tín dụng chỉ phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động khách hàng tại 1 thời điểm xác định, chưa đủ để đánh giá năng lực tài chính, hiệu quả khách hàng tại thời điểm thanh tra cũng như trong tương lai, cán bộ thanh tra cần phân tích trong những điều kiện về thời gian, lạm phát.

Đánh giá năng lực tài chính khách hàng trên cơ sở xác định giá trị thực tài sản, nguồn vốn của khách hàng.

Số liệu trên báo cáo tài chính có thể chưa phản ánh đầy đủ và đúng thực tế về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vay vốn do nhiều nguyên nhân từ phía khách hàng hoặc có sự thông đồng, tiếp tay của cán bộ tín dụng. Cán bộ thanh tra cần nắm được những kiến thức về kế toán, tài chính doanh nghiệp để nhận diện những điểm bất hợp lý này để có đánh giá đúng thực tế về khách hàng. Cụ thể như giá trị tài sản của khách hàng có thể thấp hơn nhiều so với thực tế do không trích lập đầy đủ dự phòng hàng tồn kho, nợ phải thu, các khoản đầu tư..; vốn chủ sở hữu không đúng thực tế lớn hơn nhiều so với vốn góp; khách hàng khai tăng doanh thu nhằm tăng lợi nhuận hoặc tránh lỗ; khách hàng hạch toán các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn hoặc xếp các khoản nợ đến hạn phải trả vào nợ dài hạn..

Ứng dụng phân tích BCTC trong kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

Đối với kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vay vốn lưu động để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn vay được sử dụng để trang trải các khoản chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí quản lý, doanh nghiệp, chi phí bán hàng.. Tài sản hình thành từ vốn vay và các nguồn vốn khác để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh bao gồm hàng tồn kho, các khoản phải thu khách hàng. Để tài trợ các tài sản này doanh nghiệp sử dụng vốn tự có, vốn vay ngân hàng và chiếm dụng của bên thứ ba (nhà cung cấp hoặc khách hàng nếu được thanh toán trước tiền hàng). Mục đích sử dụng vốn vay có thể được kiểm tra qua công thức sau:

Nhu cầu vốn thực hiện sản xuất kinh doanh = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu khách hàng – các khoản phải trả nhà cung cấp, người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có các khoản phải trả nhà cung cấp như nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp máy móc thiết bị.. và các khoản trả trước cho nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp máy móc thiết bị.. cần loại bỏ các khoản phải thu phải trả này khỏi nhu cầu vốn của doanh nghiệp vì không phục vụ hoạt động SXKD trong ngắn hạn. Khi dư nợ lớn hơn nhu cầu vốn thực hiện SXKD có nghĩa doanh nghiệp đã sử dụng vốn vào mục đích khác ngoài kinh doanh.

Đối với kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay dài hạn của doanh nghiệp.

Mục đích của việc vay vốn dài hạn để tài trợ tài sản dài hạn. Tuy nhiên khi doanh nghiệp vay vốn để trả trước cho nhà cung cấp máy móc thiết bị và tạm ứng cho nhà thầu xây dựng, phần tài sản này sẽ hạch toán phần trả trước người bán nằm trong tài sản ngắn hạn. Đối chiếu số tiền, thời điểm giải ngân với sự tăng giảm tài sản cố định (gồm các khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang và nguyên giá tài sản cố định) hoặc khoản mục trả trước cho người bán sẽ nắm được tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.

Kiểm tra giá trị tài sản thế chấp.

Đối chiếu giá trị được định giá của tài sản thế chấp tại TCTD thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp với giá trị được hạch toán tương ứng trên sổ sách kế toán, BCTC (khoản mục tài sản cố định gồm nguyên giá và hao mòn, khoản mục hàng tồn kho) để đưa ra nhận định về tính hợp lý trong nhận và định giá tài sản bảo đảm của TCTD.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 60)