Thanh tra trực tiếp hoạt động tín dụng có sự phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của TCTD

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 60 - 61)

- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng

3.2.12.Thanh tra trực tiếp hoạt động tín dụng có sự phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của TCTD

mô hoạt động của TCTD

Hoạt động tín dụng của các TCTD gồm Chi nhánh NHTM và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có đặc điểm, quy mô và tính chất hoạt động khác nhau, có những điểm lưu ý riêng đối với từng đối tượng, cụ thể:

Đối với các chi nhánh ngân hàng thương mại là đơn vị trực thuộc hội sở chính NHTM, hoạt động tín dụng với địa bàn rộng và dư nợ lớn yêu cầu khoản vay đáp ứng điều kiện và quy trình chặt chẽ, đối tượng và nhu cầu cho vay đa dạng gồm doanh nghiệp, cá nhân.. tại nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, dịch vụ, xây dựng, bất động sản.. dẫn đến những yêu cầu trong quy trình hoạt động nghiệp vụ chặt chẽ và có những quy định riêng trong từng hệ thống.

Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là một pháp nhân độc lập, tự chủ trong huy động vốn và cho vay, địa bàn hoạt động trong 1 hoặc vài xã, phường. Quy mô và khả năng cho vay của QTDND nhỏ do khả năng huy động vốn, vốn tự có, vốn điều lệ thấp và bị điều chỉnh bởi các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động như giới hạn cho vay 1 khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn, tỷ lệ khả năng chi trả. Khách hàng của QTDND hầu hết là cá nhân, số tiền nhỏ và mục đích liên quan một số ngành nghề. Do phạm vi hoạt động nhỏ nên đối tượng vay được QTDND nắm bắt khá chặt chẽ. Do vậy quy trình, thủ tục và các yêu cầu trong quy trình nghiệp vụ đơn giản, phù hợp tín dụng quy mô nhỏ. Do vậy khi đánh giá chất lượng tín dụng nhất là về mặt hồ sơ cần coi trọng tính khách quan của 2 loại hình này. Đối với 1 chi nhánh NHTM việc thất thoát, mất vốn từ một vài khoản vay có thể không ảnh hưởng hoạt động hoặc được bù đắp nhưng đối với các QTDND cơ sở với nguồn vốn nhỏ lẻ, vốn điều lệ thấp việc thất thoát 1 khoản vay có thể gây khó khăn, an toàn trong hoạt động.

Thanh tra hoạt động tín dụng QTDND cần tập trung bản chất, mức độ an toàn, rủi ro của khoản vay và phải đánh giá được tổng thể chất lượng cũng như tính an toàn tín dụng. Việc nhận xét, đánh giá những lỗi về quy trình, kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng cần đơn giản hoá, không nên quá chú trọng hình thức, cách thức thực hiện quy trình tín dụng vì trình độ cán bộ thực hiện còn hạn chế cũng như tính chất yêu cầu tín dụng vi mô mang tính đơn giản. Mở rộng xác minh trực tiếp để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn nhất là đối với các khoản vay lớn, khoản vay liên quan những người điều hành, công tác tại QTD, các khoản vay liên quan để cùng thực hiện dự án, vay hộ, vay ké; việc thực hiện giới hạn cho vay, xác định các nhóm khách hàng liên quan, thực hiện các chỉ tiêu an toàn hoạt động (tỷ lệ vốn tự có tối thiểu, khả năng chi trả, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn..).

Thanh tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh NHTM ngoài việc đánh giá mức độ rủi ro, tính an toàn khoản vay đồng thời đánh giá chất lượng tín dụng, việc tuân thủ quy chế, quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng của Nhà nước và NHTM đặt ra. Khâu kiểm tra trên hồ sơ cần chú trọng vì quy định hồ sơ tín dụng tại các NHTM chặt chẽ, đồng thời các khoản cho vay thường phải chấp hành và ràng buộc bởi những điều kiện, quy chế do từng hệ thống NHTM quy định. Thanh tra tín dụng chi nhánh NHTM chú trọng việc thực hiện đúng quy trình tín dụng đảm bảo được kiểm soát, phê duyệt tại đầy đủ các khâu trong quy trình; sự tuân thủ quyền phán quyết tại các chi nhánh NHTM và các phòng giao dịch; mức phán quyết có vai trò như giới hạn cho vay của 1 TCTD và rất dễ bị vi phạm do người điều hành muốn có được những khách hàng quy mô lớn nhưng không phải thông qua cấp trên phê duyệt thông qua tách 1 khoản vay thành nhiều khoản vay của nhóm khách hàng liên quan, cho vay giữa các doanh nghiệp và cá nhân thực chất là một người sử dụng, đánh giá cao giá trị TSBĐ tránh vượt mức phán quyết dư nợ tối đa không được bảo đảm..

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 60 - 61)