Hoàn thiện khâu nhận định, đánh giá và kết luận tồn tại, sai phạm phát hiện trong thanh tra trực tiếp tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)

- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng

3.2.3Hoàn thiện khâu nhận định, đánh giá và kết luận tồn tại, sai phạm phát hiện trong thanh tra trực tiếp tín dụng

hiện trong thanh tra trực tiếp tín dụng

Trong thanh tra trực tiếp tín dụng từ việc nhận biết dấu hiệu sai phạm, tồn tại, dấu hiệu rủi ro tín dụng đến việc làm rõ nội dung vi phạm, đánh giá nguyên nhân, mức độ sai phạm; thu thập chứng cứ và kết luận rõ ràng hành vi vi phạm (tránh việc kết luận chung chung hoặc không đúng nội dung, dạng vi phạm, không đúng thực tế, thiếu tính thuyết phục và chứng cứ cụ thể) là nội dung quyết định đến chất lượng, hiệu quả thanh tra trực tiếp tín dụng.

Nhận định phương án không khả thi, hiệu quả dẫn đến không đủ điều kiện vay vốn

Khẳng định dự án, phương án không khả thi, hiệu quả về năng lực thực hiện, khả năng tài chính, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, cung cấp hàng hoá.. cần có căn cứ chắc chắn là các điều kiện của phương án không thực hiện được nhận định. Phương án là bản mô tả về mặt hình thức, giấy tờ trên báo cáo thẩm định, để khẳng định tính hiệu quả phương án cần thu thập thông tin liên quan, khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng ban đầu khi dự án đưa vào vận hành. Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền rủi ro, nếu cán bộ thanh tra áp đặt yêu cầu dự án phải chặt chẽ, khoa học, chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai sẽ không phù hợp hoạt động tín dụng ngân hàng. Tránh nhầm lần giữa xác định phương án, dự án không khả thi, hiệu quả với việc trình bày, tính toán nội dung dự án, phương án chưa khoa học, hợp lý, thiếu các tài liệu liên quan làm căn cứ.

Đánh giá người vay không đủ vốn tự có tham gia dự án theo quy định

Đánh giá người vay không cóhoặc đủ vốn tự có tham gia cần có căn cứ chắc chắn, đầy đủ. Thực tế cán bộ thanh tra thường hay tính toán chỉ tiêu vốn lưu động ròng đối với doanh nghiệp có BCTC hoặc căn cứ số vốn đăng ký kinh doanh (đối với hộ cá thể) so sánh với vốn tự có theo kết quả thẩm định. Đối với doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu vốn lưu động ròng còn có các nguồn vốn nhàn rỗi khác có thể tham gia như lợi nhuận năm trước chưa chia, quỹ chưa dùng đến như quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính.., các khoản vay nợ dài hạn đối tượng khác, không áp đặt người vay phải bỏ vốn tự có ngay từ đầu để thực hiện dự án, phương án mà có thể bổ sung dần trong quá trình thực hiện. Đối với khoản vay trung dài hạn mà dự án đầu tư đã hoàn thành, tính toán được tổng chi phí đầu tư xác định được vốn tự có thực tế tham gia của người vay, đối với cho vay ngắn hạn hạn mức cần thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định năng lực vốn tự có tối đa khách hàng có thể tham gia, không chỉ căn cứ vốn lưu động ròng được tính toán trên BCTC và số vốn đăng ký trong giấy phép kinh doanh để khẳng định là mức vốn tự có tối đa khách hàng có thể tham gia phương án, dự án. Đánh giá người vay không đủ năng lực vốn tự có khi nhận thấy năng lực tài chính người vay quá thấp so với quy mô dự án vay vốn.

Định giá giá trị TSBĐ quá cao, không phù hợp thực tế dẫn đến vi phạm trong bảo đảm tiền vay.

Hiện nay trong quy định về xác định giá trị TSBĐ hầu hết các ngân hàng đều quy định mang tính định hướng, nêu các thông tin cần tham khảo khi định giá tài sản, cụ thể đối với bất động sản là đơn giá theo quy định nhà nước, theo giá thực tế trên thị trường..; các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là đơn giá trên hoá đơn, chứng từ nhập về, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán doanh nghiệp.. Do vậy khi kết luận định giá TSBĐ quá cao so với thực tế cần đối chiếu nhiều thông tin làm căn cứ xác định giá trị TSBĐ, để khẳng định chắc chắn cán bộ thanh tra cần trực tiếp xác định hiện trạng, vị trí, đặc điểm tài sản.

Kết luận khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Căn cứ trên hồ sơ, tài liệu, chứng từ giải ngân có thể chỉ ra sự bất hợp lý giữa nội dung tài liệu và mục đích, đối tượng vay vốn nhưng cần phối xác minh thực tế để tăng tính thuyết phục, đầy đủ chứng cứ cho kết luận, đồng thời tìm ra được mục đích sử dụng thực tế của khoản vay. Tìm hiểu và đánh giá được nguyên nhân có sự thông đồng người cho vay hay do người cho vay không nắm được thông tin khách hàng vay vốn, đồng thời cần xác định được rủi ro, độ an toàn khoản vay khi sử dụng vốn vào mục đích khác.

Kết luận vi phạm trong khâu thẩm định, xét duyệt cho vay

Thẩm định là 1 bước quan trọng trong quá trình cho vay, báo cáo thẩm định là tổng thể trình bày các căn cứ để phương án được quyết định cho vay. Nhận định những tồn tại trong thẩm định có ảnh hưởng đến độ rủi ro, an toàn của khoản vay. Thực tế tại các ngân hàng hoặc các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có các mẫu, dạng thẩm định đối với từng phương thức cho vay và từng dạng mục đích dẫn đến nội dung tồn tại này lặp lại giống nhau, ví dụ nhiều cán bộ thanh tra đánh giá cán bộ tín dụng thẩm định khoản vay sơ sài, chưa chặt chẽ, thiếu tài liệu chứng minh và liên quan khoản vay, thiếu cơ sở tính toán nguồn trả nợ là những kết luận rất chung chung, lặp lại nhiều lần và không dẫn đến 1 kiến nghị cụ thể. Cần xác định khâu thẩm định là việc mô tả, trình bày các vấn đề chứng minh khách hàng đủ điều kiện vay vốn về năng lực pháp lý, tình hình tài chính, tính khả thi , hiệu quả dự án, phương án, nguồn trả nợ, bảo đảm tiền vay, việc thẩm định chi tiết, chính xác, tính toán khoa học hay đầy đủ thông tin, tài liệu phụ thuộc quy mô, tính phức tạp khoản vay và quy định tại từng TCTD. Những nhận xét vụn vặt, chi tiết trong báo cáo thẩm định như không tính đủ các chi phí cần thiết trong phương án, khả năng thực hiện doanh thu chưa đúng thực tế.. nếu việc sai sót không ảnh hưởng đến điều kiện để được cho vay hoặc độ an toàn, nguy cơ rủi ro của khoản vay không cần thiết đưa vào kết luận.

Kết luận thanh tra tránh lặp lại nội dung tồn tại, sai phạm đã phát hiện tại các dạng vi phạm khác được nêu trong kết luận.

Thực tế tại nhiều kết luận các cuộc thanh tra, cùng một nội dung tồn tại, sai phạm của 1 khoản vay đối với 1 khách hàng nhưng được nhắc lại nhiều lần dẫn đến trùng lặp, cụ thể: tồn tại nhận TSBĐ không đủ điều kiện vừa đưa vào dạng vi phạm điều kiện cho vay vừa đưa vào dạng vi phạm về bảo đảm tiền vay; tồn tại về khách hàng không đủ năng lực tài chính, phương án vay vốn không khả thi, không đảm bảo khả năng trả nợ.. vừa đưa vào vi phạm điều kiện vay vốn vừa đưa vào vi phạm trong thẩm định, xét duyệt cho vay; tồn tại về hồ sơ vay vốn thiếu các tài liệu liên quan

khoản vay về tình hình hoạt động, tài chính, mục đích vay vốn vừa đưa vào vi phạm hồ sơ vay vốn vừa đưa vào vi phạm thẩm định xét duyệt cho vay thiếu tài liệu làm căn cứ. Khi kết luận khách hàng sử dụng vốn sai mục đích có nghĩa là phương án, dự án khách hàng và ngân hàng thẩm định không đúng thực tế như vậy các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan dự án, phương án khoản vay đều không đúng thì không cần thiết đưa vào các dạng vi phạm điều kiện vay vốn, thẩm định xét duyệt cho vay phương án khách hàng nữa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 54)