- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng
3.2.2. Nâng cao khả năng nhận biết các dấu hiệu và đánh giá rủi ro tín dụng; khả năng nhận biết và đánh giá các tồn tại, sai phạm trong thanh tra trực tiếp
khả năng nhận biết và đánh giá các tồn tại, sai phạm trong thanh tra trực tiếp hoạt động tín dụng.
Trong thanh tra trực tiếp hoạt động tín dụng, khâu đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả cuộc thanh tra là khả năng nhận biết các dấu hiệu và đánh giá rủi ro tín dụng, nhận biết và đánh giá được các khả năng, các dạng vi phạm hoạt động tín dụng của TCTD làm định hướng trong các bước tiếp theo.
Thanh tra giám sát hướng đến đánh giá hiệu quả và tính rủi ro trong hoạt động của khách hàng, dự án được tài trợ
Rủi ro tín dụng đối với 1 khoản cho vay gắn liền với rủi ro, an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, thực hiện dự án được tài trợ. Một doanh nghiệp được cho vay hay 1 dự án được tài trợ có thể thời gian đầu được đánh giá rất cao (thể hiện qua xếp hạng, chấm điểm tín dụng, qua uy tín hoặc các phân tích, tính toán lợi ích kinh tế) nhưng trong tương lai có thể gặp phải những bất lợi làm mất an toàn tài chính ảnh hưởng khả năng trả nợ. Việc đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của khách hàng hay dự án đòi hỏi cán bộ thanh tra có trình độ để đưa ra những bằng chứng, phân tích thuyết phục vì chúng chưa xảy ra ở thực tế. Cán bộ thanh tra cần lưu ý những ngành, lĩnh vực kinh doanh có độ rủi ro cao, các dự án, phương án thiếu tính thuyết phục, khả thi. Một số điểm cán bộ thanh tra có thể căn cứ như năng lực, trình độ, kinh nghiệm hoạt động và quản lý của người lãnh đạo trong lĩnh vực vay vốn, các lợi thế và bất lợi dự tính, kết quả phân tích các báo cáo tài chính ở thời điểm hiện tại..; cần lưu ý các báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng độc lập để đánh giá hiệu quả của bộ phận này xem TCTD đã đánh giá được đầy đủ rủi ro hoạt động của khách hàng hay dự án được tài trợ hay chưa.
Thanh tra hoạt động tín dụng phải kết hợp đánh giá tính chất mức độ sai phạm, khả năng gây thất thoát vốn cho TCTD.
Để đưa ra kiến nghị chính xác đòi hỏi cán bộ thanh tra phải đánh giá tính chất, mức độ sai phạm đối với các vi phạm đã phát hiện được. Phát hiện 1 khoản tín dụng rủi ro cao, khả năng thu hồi nợ thấp và thất thoát vốn lớn cần xem xét do nguyên nhân chủ quan những người tham gia trong quá trình phê duyệt cho vay cố tình thông đồng khách hàng, cố ý phê duyệt khoản vay hoặc do sơ suất, trình độ nghiệp vụ cán bộ thấp, thiếu thông tin.. không nhận biết, đánh giá trước được những rủi ro của khoản vay, không kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng; do nguyên nhân khách quan khách hàng kinh doanh khó khăn, không thuận lợi, tính toán lập kế hoạch, phương án không sát thực tế, không dự đoán trước những thay đổi, bất lợi gặp phải hoặc cố ý sử dụng vốn sai mục đích..
Ngoài việc phát hiện và đánh giá tính chất, mức độ sai phạm của khoản vay cán bộ thanh tra cần đánh giá khả năng gây thất thoát vốn cho TCTD, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt động của TCTD. Khả năng thất thoát vốn của TCTD bắt đầu từ rủi ro tín dụng, không thu hồi đủ gốc và lãi như dự kiến và phần thiếu hụt không bù đắp được từ TSBĐ và các nguồn thu khác của khách hàng. Sau khi chỉ ra được rủi ro của khoản vay (khách hàng không trả được nợ theo cam kết) cần xét đến khả năng TCTD thu hồi nợ từ các nguồn thu, tài sản đối với khách hàng và đặc biệt là TSBĐ. Đối với những khoản vay có sai phạm đồng thời dẫn đến khả năng thất thoát vốn của TCTD cần đi sâu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm để có kiến nghị, biện pháp xử lý cụ thể.
Rủi ro thất thoát vốn đối với TCTD có 1 nguyên nhân phổ biến là do thực hiện không đúng quy định về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay. Khi 1 khoản vay gặp rủi ro về tín dụng thì nguồn bù đắp vốn cho TCTD từ TSBĐ của khách hàng, tuy nhiên khi nguồn bù đắp từ TSBĐ thực tế không đủ giá trị khoản vay dẫn đến thất thoát vốn, đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng an toàn của TCTD. Do vậy cần lưu ý sự liên quan giữa các vi phạm về bảo đảm tiền vay và các vi phạm về quy chế cho vay, đặc biệt là điều kiện vay vốn. Nếu 1 khoản vay gặp phải rủi ro tín dụng nhưng nguồn thu từ TSBĐ chắc chắn và đủ bù đắp rủi ro tín dụng có thể không dẫn đến thất thoát vốn TCTD, nhưng một khi khoản vay có rủi ro từ bảo đảm tiền vay (nguồn bù đắp từ TSBĐ không đủ giá trị của khoản tín dụng xuất phát từ những sai phạm, tồn tại về nhận, thực hiện bảo đảm tiền vay hoặc cho vay tín chấp, cho vay vượt giá trị TSBĐ..) rất dễ dẫn đến thất thoát vốn từ đó dẫn tới rủi ro TCTD. Bên cạnh đánh giá sự tuân thủ quy định về bảo đảm tiền vay cần đánh giá rủi ro không thu được nợ từ TSBĐ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tín chấp, cho vay vượt giá trị TSBĐ, định giá TSBĐ cao so với quy định, nhận bảo đảm bằng tài sản không đủ tính pháp lý hoặc tài sản khó chuyển nhượng, mua bán.., quản lý và đánh giá lại không định kỳ dẫn đến TSBĐ giảm giá trị do hao mòn, hư hỏng.., các sai phạm trong thực hiện quy trình bảo đảm tiền vay.. Đối với các khoản cho vay không có TSBĐ hoặc cho vay vượt giá trị TSBĐ cần hết sức lưu ý, đánh giá thận trọng khách hàng đã đáp ứng đủ điều kiện vay vốn và vay không có TSBĐ không. Thực tế phổ biến là cho vay tín chấp hoặc không có TSBĐ một phần hoặc đánh giá cao giá trị
tài sản, trong khi cố tình thẩm định tình hình tài chính, năng lực khách hàng đảm bảo nhưng thực tế tài chính không ổn định, tính khả thi thấp rất dễ dẫn đến thất thoát vốn TCTD.
Thu thập thông tin tín dụng, tổng hợp tình hình quan hệ tín dụng của người vay tại các TCTD
Nhằm đánh giá toàn diện quan hệ tín dụng của người vay cần thu thập hồ sơ, thông tin về tín dụng tại các TCTD người vay có quan hệ, tổng hợp các nội dung về tổng dư nợ, hạn mức tín dụng, số tiền cho vay được phê duyệt; dự án, phương án vay vốn; vốn tự có tham gia từng phương án; TSBĐ tại các TCTD cho vay; chứng từ khách hàng đã xuất trình làm căn cứ giải ngân tại từng TCTD. Từ đó làm rõ thực trạng quan hệ tín dụng của người vay, nhận diện 1 số dấu hiệu như:
- Cùng 1 hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xin giải ngân tại nhiều TCTD.
- Tổng số tiền cho vay, hạn mức tín dụng được cấp, tổng dư nợ vượt quá quy mô hoạt động, nhu cầu vốn của khách hàng. Phương án, dự án khách hàng đề xuất tại các TCTD vượt quá năng lực thực hiện của khách hàng.
- Vốn tự có tham gia dự án, phương án vượt quá khả năng người vay dẫn tới không có hoặc đủ vốn tự có tham gia, vốn tự có thực chất là vốn đi vay ở TCTD khác.
- Cùng 1 TSBĐ được thế chấp vay vốn tại nhiều TCTD dẫn đến khả năng cùng 1 TSBĐ bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ vượt quá giá trị có thể thực hiện của tài sản.
- Khách hàng không trung thực trong cung cấp thông tin, tài liệu liên quan việc vay vốn cho TCTD do báo cáo, số liệu thu thập tại từng TCTD cho vay khác nhau.
Phương pháp phát hiện, nhận dạng các tồn tại, sai phạm trong thanh tra hoạt động tín dụng.
Trong cho vay ngắn hạn hạn mức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, điều kiện giải ngân đảm bảo đúng đối tượng chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp phù hợp với nội dung trên hoá đơn, chứng từ làm tài liệu giải ngân hoặc chỉ chuyển khoản về tài khoản người vay hoặc tiền mặt trong 1 số trường hợp như người cung cấp không có tài khoản, các khoản chi nội bộ (chi lương..). Các khoản vay được giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản về tài khoản khách hàng; chuyển khoản cho người cung cấp có quan hệ với người vay; chứng từ giải ngân không đầy đủ hoặc nội dung chứng từ không phù hợp, hợp lệ cần được chú trọng. Trong thanh tra tín dụng ngắn hạn hạn mức cần đánh giá vòng quay vốn lưu động thực tế của khách hàng, qua xác minh thực tế (thông qua các chỉ tiêu hàng tồn kho, nợ phải thu tại thời điểm thanh tra) xác định đối tượng được đầu tư (vật tư, nguyên vật liệu trên hóa đơn, chứng từ giải ngân..) đã thực hiện hết vòng quay vốn hay chưa, nếu đã hết vòng quay vốn chuyển sang vòng quay mới cần có biện pháp giám sát hoặc thu hồi trước hạn.
Trong cho vay trung dài hạn các dự án đầu tư đảm bảo tỷ lệ vốn tự có tham gia theo quy định, điều kiện giải ngân thường là vốn tự có được giải ngân trước hoặc đồng thời với vốn vay trong quá trình thực hiện dự án. Đánh giá dự án được thực
hiện như thẩm định hay không, dự án thực hiện có những thay đổi ảnh hưởng tới quy mô đầu tư, năng lực dự án (ảnh hưởng khả năng trả nợ) chú trọng dự án được thu hẹp quy mô làm giảm doanh thu dự kiến từ dự án cần thẩm định lại, xác định lại các chỉ tiêu hiệu quả, nhu cầu vốn và mức cho vay. Đối với dự án đã hoàn thành chú trọng đến quyết toán xác định các chi phí thực liên quan và phát sinh từ dự án, đối chiếu nhu cầu vốn cho dự án theo thẩm định ban đầu nếu thấp hơn nhiều xem xét lại vốn tự có thực tế tham gia và vốn tự có theo đăng ký người vay kiến nghị thu hồi dư nợ đã giải ngân vượt nhu cầu vốn của khách hàng. Chú trọng các khoản cho vay nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay có tỷ lệ vốn vay tài trợ cho dự án cao.
Tài liệu, chứng từ làm căn cứ giải ngân cần được chú trọng, thể hiện mục đích cụ thể của khoản vay đối với từng lần giải ngân; tính hợp lý, phù hợp về thời gian, nội dung, số tiền của tài liệu căn cứ giải ngân với các tài liệu trên hồ sơ và từ thu thập khác.
Nắm bắt thông tin liên quan người vay (chủ yếu quan hệ tín dụng, kinh tế), xác định các nhóm khách hàng liên quan, các mối quan hệ kinh tế liên quan người vay, nắm bắt được các giao dịch kinh tế có nguồn vốn vay tài trợ.
Đánh giá năng lực tài chính người vay (khoản vay) thông qua báo cáo tài chính, tài liệu kinh tế khách hàng và thực tế xác minh về tình trạng hoạt động người vay.
Kiểm tra đối với những khoản vay đã tất toán.
Căn cứ những tài liệu trong hồ sơ khoản vay đã tất toán sẽ bổ sung những thông tin cho kết luận về năng lực, mục đích.. của khách hàng và khoản vay hiện tại. Theo quy định đoàn thanh tra sẽ kiểm tra các khoản cho vay phát sinh và hiện còn dư nợ trong một khoảng thời gian xác định đến thời điểm gần thời điểm thanh tra. Thực tế có hiện tượng đối tượng thanh tra khi được thông báo có đoàn thanh tra đã tiến hành rà soát các khoản tín dụng của mình, nhanh chóng thoả thuận khách hàng tìm nguồn huy động tạm thời để tất toán các khoản vay có nhiều sai phạm, tồn tại trước thời điểm thanh tra để không thuộc phạm vi thanh tra. Sau đó thực hiện cho vay lại đối để thanh toán nguồn huy động tạm thời đó. Do vậy cán bộ thanh tra cần lưu ý yêu cầu bổ sung danh sách, hồ sơ cả những khoản vay đã tất toán và phát sinh sau thời điểm thanh tra.
Xác minh trực tiếp khoản vay
Để đánh giá chính xác mức độ rủi ro tín dụng của khoản vay cụ thể, việc xác minh trực tiếp là cần thiết. Trong xác minh trực tiếp gồm các nội dung thực tế về mục đích sử dụng vốn, ttình trạng TSBĐ, thực trạng tình hình hoạt động khách hàng, khả năng tài chính từ đó đưa ra nhận định về khả năng trả nợ. Qua kiểm tra xem xét hồ sơ tín dụng lựa chọn các khoản vay có nhiều vấn đề hoặc có dấu hiệu chưa được làm rõ để xác minh trực tiếp. Cán bộ thanh tra lập biên bản kết quả xác minh tại chỗ có chữ ký của khách hàng và cán bộ thực hiện cho vay liên quan. Biên bản phải thể hiện được những nội dung có vấn đề tại thực tế của khách hàng, biên bản chưa cần kết luận nội dung sai phạm. Trong xác minh trực tiếp phương pháp trao đổi, quan sát và
thu thập thông tin, tài liệu từ khách hàng cần chú ý vì không phải người vay nào cũng có thái độ hợp tác.