Ngân hàng Nhà nước cần ban hành, hoàn thiện các quy chế an toàn và quy định trong hoạt động tín dụng và ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 62 - 63)

- Tổng hợp, giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng

3.3.2.1Ngân hàng Nhà nước cần ban hành, hoàn thiện các quy chế an toàn và quy định trong hoạt động tín dụng và ngân hàng

quy định trong hoạt động tín dụng và ngân hàng

Xây dựng các quy định về yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro nội bộ của TCTD. Đây là nội dung quan trọng nhằm hỗ trợ áp dụng phươn pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, khuyến khích các TCTD nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Đổi mới các quy định cấp giấy phép thành lập, hoạt động ngân hàng và các biện pháp quản lý dịch vụ ngân hàng.

Thực hiện xác định và duy trì mức độ đủ vốn của TCTD theo mức độ rủi ro, đảm bảo mức vốn tự có phù hợp mức độ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nợ quá hạn đến không có khả năng thu hồi dẫn đến sự suy giảm vốn tự có, NHNN cần quy định tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi/vốn

tự có, tỷ lệ càng cao thể hiện thâm hụt vốn tự có càng nhiều do chất lượng tín dụng giảm sút.

NHNN có lộ trình hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan hoạt động tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng tạo điều kiện về cơ sở pháp lý đối với hoạt động thanh tra giám sát, tăng cường tính tuân thủ an toàn hoạt động đối với các TCTD phù hợp thực tế hiện nay. Cụ thể các văn bản liên quan quy chế cho vay (QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN), quy chế phân loại nợ và trích lập sử dụng dự phòng rủi ro (QĐ493/2005/QĐ-NHNN) cần được ban hành, thay thế sửa đổi..

Để nợ quá hạn được các TCTD phản ánh đầy đủ, chính xác và thể hiện rõ chất lượng tín dụng của TCTD là cơ sở để thanh tra giám sát theo dõi, giám sát chất lượng hoạt động tín dụng, NHNN đã ban hành quyết định 127/2005/QĐ-NHNN thống nhất khái niệm về nợ quá hạn nhưng đồng thời NHNN cần ban hành chế tài xử phạt đối với các TCTD không chuyển nợ quá hạn theo quy định, sửa đổi các văn bản liên quan như hệ thống tài khoản kế toán và văn bản trích dự phòng rủi ro (theo văn bản trích sự phòng rủi ro hiện tại chưa trích dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ được gia hạn nợ).

NHNN quy định cụ thể các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy chế, chính sách tín dụng đặc biệt dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro hoạt động của TCTD.

Rà soát, hoàn thiện các quy định an toàn và giới hạn rủi ro trong hoạt động của TCTD.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 62 - 63)